Mùa đông sắp đến và những ngón tay, chân thường bị những vết nẻ da ngứa không chịu được. Cách điều trị đơn giản mà hiệu quả bài thuốc y học cổ truyền tại nhà?
- Bài thuốc Y học cổ truyền “Quả la hán” chữa viêm họng
- 9 phương pháp giúp Dược sĩ chữa khỏi viêm họng
- Thần dược “nước tinh lọc” giúp Dược sĩ hạ máu nhiễm mỡ
Nứt nẻ tay chân là bị như thế nào?
Theo Đông y, tay chân nẻ nứt là biểu hiện của sự khô héo, khi khí huyết không thể nuôi dưỡng da thịt. Mùa đông, tính ấm của da thịt bị tính hàn của thời tiết xâm nhập, khiến vận mạch dưới da ngưng trệ, dẫn đến khô nẻ, đau nhói.
Theo quan niệm của y học cổ truyền tay chân nứt nẻ là biểu hiện của sự khô héo, khi khí huyết không thể nuôi dưỡng da thịt. Mùa đông, tính ấm của da thịt bị tính hàn của thời tiết xâm nhập, khiến vận mạch dưới da ngưng trệ, dẫn đến khô nẻ, đau nhói.
Bài thuốc Y học cổ truyền giúp điều trị hiệu quả
Bài 1: Xuyên tiêu 10-15g sắc nấu lấy nước để dùng ngâm chân tay ngày 2 lần. Chờ ráo nước nơi đau, lấy tủy não lợn hoặc não dê bôi lên vết nứt nẻ một lớp mỏng (có thể thay thế bằng mỡ lợn).
Bài 2: Đương quy, thược dược, quế chi, tế tận, ngô thù du, táo đỏ mỗi vị 9g; gừng tươi 250g; cam thảo, thông thảo mỗi vị 6g. Cho tất cả vào ấm sắc chung, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc, uống trước bữa cơm 3 lần một ngày. Bài thuốc này dùng chữa chứng huyết hư bị hàn có nứt da, thích hợp cho những người tay chân hay bị lạnh, sinh chứng nẻ da, đôi khi nửa người dưới có cảm giác lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.
Bài 3: Dùng giấm rửa chân, sau đó lấy củ sen nghiền thành bột mịn đắp lên chỗ bị đau để chữa chứng nẻ chân, dùng bã rượu thêm nước rửa ngoài da, dùng giấm đun nóng ngâm, rửa ngoài da. Hoặc dùng nước sắc hoa tiêu ngâm chỗ bị đau để chữa chứng nứt nẻ da. Hiệu quả tốt khi mới mắc chứng nẻ da, chỉ mới có hiện tượng đỏ sưng ngứa.
Bài 4: Cam thảo, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm lượng bằng nhau, một ít dầu ăn, trước tiên dùng nước sắc cam thảo, bỏ bã thuốc, chỉ lấy nước sắc cam thảo để riêng. Đem hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm tán thành bột mịn hỗn hợp, sau đó thêm vào một ít bột nghệ, trộn đều, rồi cho dầu ăn vào bột quấy đều. Dùng nước sắc cam thảo rửa chỗ bị đau, sau đó bôi thuốc lên. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, giải độc giảm đau. Đối với chứng nẻ da máu ứ cục bộ và uất trệ quá lâu, hóa nhiệt lở loét và đau thì hiệu quả chữa trị rõ rệt.
Bài 5: Hoàng cầm 6g, khổ sâm 12g, can đại hoàng 24g, sắc 3 vị trên, bỏ bã lấy nước dùng uống trước bữa ăn, ngày 3 lần. Bài thuốc này dùng cho người, tay chân đau nhói, nóng bỏng do nứt nẻ, đau nhất là ban đêm đến nỗi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.
Bài 6: Hoàng cầm 6g, khổ sâm 12g, can đại hoàng 24g. Cách bào chế và sử dụng: Sắc kỹ lấy nước uống trước bữa ăn, chia 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này thích hợp với những người có thể chất hơi khát, tay chân nứt nẻ đau nhói, nóng bỏng nhất là về đêm nên có khi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.
Cần chú ý những gì khi bị nứt nẻ tay chân
Ngâm nước sắc xuyên tiêu
Một cách để tay của bạn luôn mềm mại, hồng hào, không bị nứt nẻ trong mùa khô là tẩy tế bào chết cho bàn tay mỗi tuần. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện lưu thông máu và giữ cho đôi tay khỏe đẹp.
Uống đủ nước
Một trong những điều quan trọng để chống khô tay là uống nước. Uống đủ nước không chỉ giúp da tay mềm mại mà còn rất tốt cho cơ thể. Uống nhiều nước giúp làn da khỏe mạnh, đàn hồi tốt và không bị khô. Đó chính là cách dưỡng ẩm da từ bên trong.
Ăn thêm hoa quả và rau xanh
Bên cạnh việc cung cấp đủ nước để cũng cấp độ ẩm cho làn da, một cách đơn giản nữa đó là bạn nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Rau xanh và hoa quả cung cấp cho cơ thể số lượng khổng lồ các vitamin, khoáng chất và các thành phần vi khoáng, đảm bảo cho làn da mềm mại và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện việc khô da, nứt nẻ vào mùa đông.
Rửa tay nước ấm
Khi rửa tay, không nên rửa nước quá nóng hay quá lạnh. Nước nóng sẽ làm bong tróc lớp dầu bảo vệ da, trong khi nước lạnh dễ gây cảm giác tê buốt trong mùa đông. Lý tưởng nhất là bạn nên rửa tay với nước vừa đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Tuy nhiên, vào mùa đông, tránh rửa tay khi không cần thiết. Hơn nữa, khi rửa tay, tránh dùng xà phòng khử mùi, chống vi khuẩn, tạo bọt hoặc có mùi thơm, bởi tất cả loại xà phòng đó đều chứa các chất phụ gia rửa mất lớp dầu bảo vệ da của bạn. Bạn cũng không nên dùng nước hoa hồng có chứa cồn và chất làm se hay những sản phẩm có chứa AHA (thường có trong các loại kem chống lão hoá) bởi chúng có thể kích thích gây khô da.
Đeo găng tay khi tiếp xúc với các loại nước tẩy
Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa bát, nước lau nhà đều chứa thành phần hóa học có thể gây khô da, thậm chí có thể khiến bạn bị dị ứng.
Vì vậy, trong trường hợp này bạn hãy đeo găng tay cao su để làm việc nhà. Tuy nhiên, chỉ nên đeo găng tay cao su khoảng 10 phút rồi tháo ra để tay không bị bí hơi khiến tay bạn dễ bị ẩm ướt và dị ứng. Sau khi hoàn tất việc nhà và tháo bỏ găng, nên rửa tay sạch sẽ, để khô rồi thoa lên tay một chút phấn rôm dành cho em bé giúp tay khô ráo và mịn màng trở lại.
Dưỡng ẩm cho da tay
Việc chăm sóc, dưỡng da tay rất cần thiết để có đôi tay mềm mại trong mùa đông. Có thể bôi các chế phẩm làm mềm da, ẩm da, dịu da ngày vài lần như cream vitamin E, skincare-U, A-Derma exomega…
Bạn có thể sử dụng dầu ôliu thoa lên da tay sẽ giúp tái tạo làn da và giúp cho da tay trở nên mềm mại. Trong dầu oliu rất giàu vitamin E, C có tác dụng chăm sóc da, chống lão hóa, ngăn ngừa các nếp nhăn, tăng độ đàn hồi.
Để chống viêm da, bạn có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: lorinden A, flucinar, gentrisone, fobancort… ngày 1 lần trong 1-3 tuần. Không tự ý bôi các chế phẩm chống viêm dài ngày quá hoặc không theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây teo da.
Chú ý: Bạn cần kiêng một số động tác sau: bóc vảy, gãi, chà xát, ngâm nước, xà phòng. Hạn chế rửa tay, ngày chỉ nên rửa chân tay 1 lần cùng với tắm và lưu ý luôn giữ chân tay khô ráo.
Đào tạo Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền chuyển đổi văn bằng 2 ngoài giờ hành chính
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục đào tạo các lớp trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN
Nguồn Báo sức khỏe đời sống, nguoiduatin.vn, https://giaoductuyensinh.com/