Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương đã mất đi một số thành phần, không còn nguyên vẹn trong cấu trúc nữa. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giúp điều trị bệnh được hiệu quả và dễ dàng hơn.

Loãng xương có thể gặp ở bất cứ ai nhưng người già là đối tượng dễ mắc nhất

Loãng xương có thể gặp ở bất cứ ai nhưng người già là đối tượng dễ mắc nhất

Bệnh loãng xương là gì?

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bệnh loãng xương (còn được gọi là bệnh xốp xương hay giòn xương) là tình trạng mất độ chất có trong xương càng ngày càng thưa dần và xương mỏng dần. Người mắc bệnh loãng xương thì xương sẽ dễ bị giòn, tổn thương và rất dễ bị gãy mặc dù chấn thương nhẹ.  Bệnh lý này vô cùng phổ biến, chỉ xếp sau những bệnh lý về tim mạch.

Phân loại bệnh loãng xương

Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát có nguyên nhân bắt đầu từ tuổi tác hoặc do sự mãn kinh ở phụ nữ. Sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương do quá trình lão hóa gây ra, hậu quả là thiểu sản xương. Loãng xương nguyên phát gồm 2 loại:

Loãng xương tuổi già: Thường xuất hiện ở cả nam và nữ từ độ tuổi 70 trở lên. Đặc điểm là mất đi chất khoáng toàn thể ở cả xương đặc (xương vỏ) và xương xốp (xương bó). Gãy cổ xương đùi là tình trạng phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc loại loãng xương này.

Loãng xương sau mãn kinh: Thường có ở phụ nữ trong khoảng độ tuổi từ 50-55, đã mãn kinh. Nguyên nhân được cho là nồng độ nội tiết tố oestrogen giảm, bên cạnh đó còn do tăng thải calci niệu, giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng.

Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc hoặc bệnh mãn tính như bệnh nội tiết, bệnh tiêu hóa, bệnh khớp, ung thư, di truyền.

Những nguyên nhân nào gây nên bệnh loãng xương?

Bình thường xương cần những khoáng chất canxi và phosphate để cấu tạo thành. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ canxi thì quá trình hình thành xương và các mô xương sẽ bị ảnh hưởng. một số nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là:

  • Lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động.
  • Lao động vất vả, thường xuyên phải mang vác vật nặng.
  • Chế độ ăn thiếu canxi, không cung cấp đủ canxi.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn nữ giới.
  • Khi còn trẻ, lượng canxi không được cung cấp đầy đủ cho quá trình tạo xương. Khi về già, quá trình tạo xương giảm cùng với sự lão hóa và quá trình hủy xương diễn ra mạnh mẽ, làm cho mật độ xương giảm khiến xương trở lên yếu và giòn, sức chịu đựng của xương giảm và dễ bị gãy hơn.

Triệu chứng bệnh loãng xương biểu hiện như thế nào?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Rất nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương dễ bị gãy, yếu khi bị những chấn thương nhỏ như té ngã, trẹo chân, va đập.

Mật độ xương giảm

Điều này làm cột sống bị xẹp (hay còn gọi lag gãy lún). Triệu chứng của hiện tượng này gồm các cơn đau lưng cấp, dáng đi lom khom, gù lưng và giảm chiều cao.

Đầu xương bị đau nhức

Đây là triệu chứng được coi là dễ nhận biết nhất, biểu hiện bao gồm đau nhức các đầu xương, cảm thấy mỏi dọc các đoạn xương dài, đôi khi còn cảm thấy đau nhức như kim chích.

Đau nhiều ở vị trí phải chịu nhiều gánh nặng của cơ thể

Những đau có thể lặp đi lặp lại nhiều lần sau khi bị chấn thương, cơn đau kéo dài lâu và âm ỉ ở những vùng như thắt lưng, cột sống, xương chậu, đầu gối, xương hông. Cơn đau càng nặng hơn khi phải đi lại, vận động hoặc đứng ngồi lâu một chỗ, nên nằm nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh các cơn đau nhức.

Đau ở thắt lưng, cột sống hoặc hai bên liên sườn

Ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa và dây thần kinh đùi. Các cơn đau này sẽ trở nặng nếu bất ngờ thay đổi tư thế hay vận động mạnh. Chính vì thế mà người mắc bệnh loãng xương gặp khó khăn trong thực hiện các động tác như xoay hẳn người hay cúi gập người.

Người ở độ tuổi trung niên

Người ở độ tuổi trung niên, những dấu hiệu thường đi kèm với loãng xương như thoái hóa khớp, cao huyết áp, giãn tĩnh mạch.

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng loãng xương lâu dài mà không có biện pháp điều trị thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khỏe bệnh nhân. Xương giòn và dễ gãy, dễ chấn thương.

Các biên chứng nguy hiểm của loãng xương có thể kể đến như lún cột sống, vẹo cột sống, gãy các xương lớn như xương đùi.

Ngoài ra, bệnh nhân loãng xương thì nguy cơ gặp phải các bệnh khác như tim mạch, hô hấp cũng tăng lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat