Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh suy tuyến yên

Tuyến yên là một trong những tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể và có mối quan hệ mật thiết với các tuyến nội và ngoại tiết. Nếu bị suy giảm thì tất cả các chức năng đều bị ảnh hưởng. Vậy suy tuyến yên như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao?

Suy tuyến yên

Suy tuyến yên

Suy tuyến yên là gì?

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tuyến yên là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể nằm ở hố yên tại não. Tuyến yên có mối quan hệ mật thiết với các tuyến nội tiết và ngoại tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục… Không chỉ vậy, tuyến yên còn tham gia vào quá trình cân bằng điện giải, tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp, chức năng tình dục… Khi chức năng của tuyến yên bị suy giảm thì tất cả các tuyến và các chức năng này đều bị ảnh hưởng.

Suy tuyến yên là thuật ngữ chỉ sự thiếu hụt chức năng một hoặc nhiều hormon thùy trước ảnh hưởng tới chức năng tuyến đích. Suy tuyến yên có thể suy một tuyến hoặc nhiều tuyến(suy tuyến yên). Đây là hội chứng tương đối hiếm gặp, suy tuyến yên gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc theo tuổi, khoảng 5-7 ca/100.000 dân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tuyến yên

Suy tuyến yên hầu như không có bất kỳ dấu hiệu nào cho tới khi bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên cũng có một số bệnh bắt đầu với các dấu hiệu đột ngột, bệnh nhân mắc suy tuyến yên có thể xuất hiện các dấu hiệu:

– Đau đầu, mờ mắt, cứng cổ, có thể còn tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.

– Các dấu hiệu của bệnh sẽ phụ thuộc rất lớn vào hệ thống cơ quan tuyến yên tác động vào

  • Suy tuyến yên ảnh hưởng tới tuyến giáp: sẽ thấy dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, đầy hơi và tăng cân…Dấu hiệu này cũng thay đổi tùy thuộc vào từng tình trạng suy tuyến yên ở từng người bệnh.
  • Suy tuyến yên ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục: có thể gây nên tình trạng rối loạn cương dương, đau tinh hoàn… Còn đối với nữ giới khi suy tuyến yên người bệnh có cảm giác đau âm đạo, khô và đau khi giao hợp, thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt…
  • Suy tuyến yên ảnh hưởng tới tuyến thượng thận: khiến người bệnh mệt mỏi, chóng mặt nhiều khi đứng, cảm thấy đau dạ dày, đau vùng bụng… Khi trẻ em mắc bệnh suy tuyến yên còn có thể bị chậm lớn, chậm phát triển và chiều cao.

Biểu hiện của suy tuyến yên

Nguyên nhân nào gây bệnh suy giáp?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM cho biết những nguyên nhân gây nên bệnh suy tuyến yên như sau:

Nguyên nhân tại tuyến yên hoặc các cơ quan lân cận

  • Phẫu thuật lại tuyến yên: có thể dẫn đến biến chứng suy tuyến yên.
  • U: khối u tuyến yên hoặc các khối u khác ở sọ hầu, màng não, u tế bào thần kinh đệm.
  • Xạ trị đi qua tuyến yên như xạ trị đầu mặt cổ(điều trị u tuyến yên, ung thư vòm họng…) có thể là nguyên nhân gây nên rối loạn hormon tuyến yên trên bệnh nhân.
  • Do bệnh lý khác tại tuyến yên như Hội chứng Sheehan(tình trạng tuyến yên bị suy giảm chức năng do mất máu nhiều sau sinh), đột quỵ tuyến yên do xuất huyết hoặc nhồi máu tuyến yên.

Các bệnh lý toàn thân

Tình trạng nhiễm khuẩn: các bệnh lý viêm nhiễm như lao, giang mai, viêm não – màng não do vi khuẩn sinh mủ…. có thể là nguyên nhân gây nên suy tuyến yên

Các vấn đề về mạch máu: viêm động mạch thái dương, xuất huyết não do chấn thương sọ não… đều có tác động lên tuyến yên nên suy giảm hormon của tuyến.

Cách phòng tránh tình trạng suy tuyến yên như thế nào?

Bác sĩ của trang tin tức y tế Giáo dục tuyển sinh khuyên các đối tượng nguy cơ của suy tuyến yên như có tiền sử chấn thương, xạ trị vùng dưới đồi tuyến yên, phẫu thuật u vùng tuyến yên,… thì cần được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện và điều trị sớm các rối loạn chức năng tuyến yên.

Bệnh nhân suy tuyến yên có thể phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh nhờ các biện pháp:

  • Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh lý cũng như nồng độ hormone
  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, thời gian.
  • Khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi hay có các dấu hiệu như hoa mắt, sốt, buồn nôn… hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào và cần phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Việc lựa chọn cơ sở y tế và chuyên gia để thăm khám cũng là điều bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat