Những nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh phổ biến trong cộng đồng dân cư, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vậy với tình trạng này bệnh nhân thường do những nguyên nhân nào gây nên và dấu hiệu bệnh như thế nào?

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Y học Sài Gòn cho biết: Nguyên nhân viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Thủ phạm gây bệnh chính là vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) và các vi khuẩn khác như: Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu…

Do một số yếu tố thuận lợi mà các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bàng quang. Nước tiểu chính là môi trường thích hợp để chúng sinh sôi và phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu như sau:

Do nhiễm khuẩn E.Coil Khuẩn: E.Coil có tên đầy đủ là Escherichia coli, là nguyên nhân gây nên 90% các trường hợp viêm đường tiết niệu. E.coli là một loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột, chúng từ hậu môn đi vào đường tiết niệu thông qua phân, qua quan hệ tình dục hoặc qua can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi hoặc đặt dụng cụ xông dẫn lưu…

Do quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình cọ sát khi giao hợp, vi khuẩn ở dương vật của nam sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ và bị đẩy lên bàng quang (do lỗ tiểu gần cửa âm đạo), dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Thường xuyên nhịn đi tiểu: Trong nước tiểu vốn có sẵn một lượng vi khuẩn nhất định, việc nhịn tiểu sẽ khiến lượng vi khuẩn này có thời gian nhân lên với số lượng lớn, tấn công niêm mạc bàng quang và gây nên viêm đường tiết niệu.

Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Vệ sinh cá nhân sai cách là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu hay gặp ở nữ giới. Khi đại tiện hoặc tiểu tiện, chị em thường có thói quen lau chùi từ sau ra trước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ hậu môn (thường là E.coli) đi vào trong vùng kín và gây bệnh

Không vệ sinh sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt: Trong thời gian hành kinh, máu kinh là môi trường giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 tiếng/lần thì viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục rất dễ phát sinh.

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh: Theo sức khỏe cộng đồng, phụ nữ mãn kinh có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là hệ nội tiết của chị em suy giảm, lớp niêm mạc âm đạo và đáy bàng quang mỏng dần, khả năng kháng khuẩn của các bộ phận này suy giảm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Những dấu hiện nhận biết viêm đường tiết niệu là gì?

Dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu nam

Tiểu rắt: Người bình thường đi tiểu từ 5-8 lần trong ngày, có 1 lần vào ban đêm nhưng nam giới bị viêm đường tiết niệu có thể tiểu tới 10 lần/ngày. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần ra lại rất ít.

Tiểu buốt: Cảm giác đau buốt như kim châm dọc niệu đạo, thậm chí là đau đớn mỗi khi đi tiểu khiến nam giới rất khó chịu.

Tiểu ra máu: Nếu lượng máu nhiều có thể nhìn thấy rõ màu đỏ trong nước tiểu ở toàn bãi hoặc máu ra ở cuối bãi khi đi tiểu gần hết. Hoặc không thì nước tiểu chuyển sang màu đục, màu hồng. Tiết dịch bất thường: Dịch tiết bất thường ở phần đầu dương vật.

Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục: Do đường niệu đạo của nam cũng là đường phóng tinh nên nam giới sẽ cảm thấy khó chịu khi xuất tinh, thậm chí xuất tinh đau đớn, có thể xuất tinh ra máu.

Cảm giác đau: Đau vùng hông lưng âm ỉ, sốt cao, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi nếu viêm đường tiết niệu gây ra viêm thận – bể thận.

Biểu hiện bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết viêm đường tiết niệu ở nữ có một số biểu hiện khá giống với nam giới, đều là cảm giác khó chịu khi tiểu tiện, xuất hiện các hiện tượng rối loạn tiểu tiện như:

  • Tiểu rắt: Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu rất ít, cảm giác tiểu không hết, lúc nào cũng muốn đi tiểu.
  • Tiểu nóng: Cảm giác đau buốt và nóng rát khi tiểu tiện.
  • Nước tiểu màu đục và mùi khai nồng.
  • Triệu chứng toàn thân: Đau lưng, đau sườn, buồn nôn, sốt… nếu viêm nhiễm đã lan lên thận – bể thận.

Viêm đường tiết niệu dễ chữa nhưng khả năng tái phát nhiều lần. Bệnh nhân cần điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh của mình. Thăm khám bác sĩ định kỳ và đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat