Nguyên nhân và cách dự phòng bệnh loãng xương hiệu quả

Loãng xương thực chất là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Hậu quả nặng nhất của loãng xương là gãy xương.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn TPHCM nguyên nhân loãng xương được chia làm 2 loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát:

Loãng xương nguyên phát:

Là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác và/ hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân do quá trình lão hóa của tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, gây nên thiểu sản xương. Loãng xương nguyên phát được chia làm hai týp.

Týp 1: Loãng xương sau mãn kinh, thường gặp ở nữ khoảng từ 50 – 60 tuổi, đã mãn kinh.

Týp 2: Loãng xương ở tuổi già, liên quan đến tuổi với sự mất cân bằng giữa tạo và hủy xương. Týp này gặp ở cả nam và nữ ở độ tuổi trên 70.

Loãng xương thứ phát:

Loãng xương thứ phát là loãng xương do hậu quả của một số bệnh lý mạn tính gây ra như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Suy thận
  • Cường giáp
  • Bất động kéo dài
  • Tiền sử còi xương, suy dinh dưỡng
  • Bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm hấp thu canxi và chất dinh dưỡng
  • Sử dụng thuốc corticoid kéo dài (rất thường gặp)
  • Sử dụng thuốc chống đông máu nhóm kháng vitamin K kéo dài…

Phương pháp xử lý và điều trị loãng xương

Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống sinh hoạt và sử dụng thuốc hợp lý.

Điều trị bằng thuốc:

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol,…), hay dùng Calcitonine thuốc vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương. Hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroides.

Cung cấp canxi theo nhu cầu của cơ thể ở từng lứa tuổi, từng trạng thái cơ thể… để bổ sung cho những thiếu hụt mà khẩu phần ăn hàng ngày chưa đáp ứng đủ. Trong mọi phác đồ, luôn phải cung cấp đủ canxi, trung bình 1.000mg mỗi ngày. Nếu chế độ ăn không đủ, cần cung cấp canxi dưới dạng thuốc. Người nhiều tuổi nên uống kết hợp canxi 1.000mg và vitamin D3 800 UI hàng ngày. Cung cấp vitamin D hoặc chất chuyển hóa của vitamin D (Canxitriol – Rocaltrol) để tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể.

Dùng các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương, liệu pháp hormon thay thế (hormon sinh dục nữ cho phụ nữ sau mãn kinh), Canxitonine… theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Thuốc làm tăng mật độ xương: Hiện nay nhóm thuốc tăng mật độ xương được sử dụng rộng rãi nhất là nhóm biphosphonate, bào chế dưới dạng viên uống hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch. Cơ chế tác dụng của thuốc này là ức chế hủy xương, trong khi quá trình tạo xương bình thường, kết quả là tăng mật độ xương.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt:

Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt.

Theo các nghiên cứu gần đây, chế độ ăn của dân ta nói chung rất thiếu canxi. Sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai..) giàu canxi chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong khẩu phần ăn của đa số dân ta.

Cần duy trì một chế độ sinh hoạt đa dạng, năng động: vận động thể lực đều đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời. Việc vận động thường xuyên vừa có ích cho toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hóa…) vừa tác dụng tốt trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương (do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu canxi và protid).

Đối với người lớn tuổi cần hết sức tránh bị té ngã vì khi xương đã bị loãng, gãy xương sẽ rất dễ xảy ra, khi gãy lại rất khó liền. Việc bất động để điều trị gãy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý do nằm lâu khác.2

Dự phòng loãng xương

Các chuyên gia về sức khỏe cộng đồng cho biết mục tiêu dự phòng loãng xương là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt, ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cần điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Cần ăn cả các loại thức ăn giàu chất khoáng như canxi, magiê, phospho, vitamin D.

Cần ăn các loại sữa và sản phẩm sữa (sữa chua, phô mai, váng sữa…) vì chúng có hàm lượng canxi cao, canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi.

Đối với phụ nữ, ngoài các vitamin và dưỡng chất thiết yếu, việc bổ sung nội tiết tố nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh cũng có vai trò rất quan trọng giúp xương chắc khỏe và dự phòng mất xương.

Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê; Vận động thể lực hợp lý; Tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng,… cũng có tác dụng tốt giúp xương chắc khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat