Nguyên nhân nào gây nên bệnh loãng xương ở người già?

Loãng xương là một trong những căn bệnh dễ gặp nhất ở người cao tuổi với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Vậy bệnh loãng xương ở người già nguyên nhân do đâu?

Loãng xương là một bệnh về xương khi các bộ phận của xương trở nên yếu và dễ bị gãy

Loãng xương là một bệnh về xương khi các bộ phận của xương trở nên yếu và dễ bị gãy

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người già

Các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, bệnh loãng xương ở người già đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ châu Á trên 45 – 50 tuổi. Ở đàn ông từ 55 tuổi trở đi, chứng loãng xương bắt đầu trở nên nguy hiểm và đáng được quan tâm hơn. Nguyên nhân loãng xương ở người già là do:

Xương bị lão hóa khi về già

Thời gian có thể tàn phá mọi thức, trong đó có cả sức khỏe con người. Càng lớn tuổi, xương càng trở nên mỏng hơn, điều này có nghĩa rằng không có nhiều hàm lượng canxi trong xương. 

Hơn nữa, lượng hormone trong cơ thể ở người cao tuổi được sản sinh ít đi, dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm, góp phần làm giảm mật độ xương.

Người già thiếu vận động

Nhiều người già không vận động hoặc không có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, có thể khiến xương khớp và cơ bắp trở nên yếu đi. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ loãng xương mà còn gián tiếp đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp (ví dụ thoái hóa khớp gối).

Đặc biệt, người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên ít tiếp xúc với ánh nắng. Việc ít vận động ngoài trời này sẽ khiến lượng vitamin D bị giảm sút khiến cơ thế hấp thụ canxi kém, làm bài tiết canxi tăng, gây nên tình trạng thiếu canxi và loãng xương ở người già. 

Chế độ ăn uống thiếu canxi

Do tuổi cao hoặc bệnh tật nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể kém, hơn nữa chế độ dinh dưỡng hàng ngày lại nghèo nàn, không có thực phẩm giàu canxi hiện diện. Vì vậy những người cao tuổi này thường có nguy cơ bị loãng xương rất cao.

Ngoài các nguyên nhân loãng xương ở người già trên đây, còn có thể do người già dùng thuốc có chứa steroid. Đây là nhóm thuốc chống viêm steroid làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh loãng xương ở người già

Bệnh loãng xương ở người già có diễn biến khá âm thầm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, ít gây ra biểu hiện nào bất thường. Do đó việc nhận biết triệu chứng của căn bệnh này ngay từ ban đầu rất khó khăn. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn.

Một số triệu chứng khá rõ ràng và có thể quan sát được của bệnh loãng xương ở người già đó là:

Giảm dần chiều cao của cơ thể

Theo thời gian, chiều cao của chúng ta sẽ giảm xuống kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Khi nặng hơn sẽ thấy gù lưng và dáng đi khòm – đây là các biểu hiện thường thấy ở người cao tuổi.

Gãy xương

Gãy xương là triệu chứng rõ nhất và cũng là biến chứng nặng nhất của loãng xương. Gãy xương do loãng xương là các trường hợp gãy xương tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, thường xảy ra ở vị trí xương đốt sống, cổ xương đùi và cổ tay. Một số người bị ngã, gãy xương dẫn đến khớp bị tổn thương không thể đi lại hay di chuyển, làm suy giảm chức năng vận động.

Phòng chống bệnh loãng xương ở người già

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, để phòng chống bệnh loãng xương ở người già mọi người cần năm được nguyên tắc: canxi và vitamin D là nguyên liệu giúp tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương. Do vậy cả canxi và vitamin D được đều sử dụng trong dự phòng và điều trị loãng xương.

Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp làm giảm tốc độ mất xương. Những bộ môn đi bộ, chạy bộ, đạp xe…giúp xương khớp trở nên chắc khỏe hơn và cũng phù hợp với người già.

Bổ sung thực phẩm chống loãng xương

Để tăng cường canxi và vitamin D cho cơ thể, người cao tuổi nên duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày, tăng cường ăn hải sản (tôm, cua, sò, cá), các loại rau màu xanh đậm… để bổ sung canxi, vitamin D và MK7. Ngoài ra, chúng ta cũng cần bổ sung Glucosamin giúp tăng cường sụn khớp cho xương.

Các thực phẩm tốt cho người già bị loãng xương đó là: các loại các béo (cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá ngừ,…) giàu vitamin D và omega – 3, súp lơ xanh, sườn và xương ống, gừng, tỏi, ớt, quả óc chó, các loại quả mọng (nho, mâm xôi, dâu tây, mận, sơ ri, việt quất, anh đào,…), cà chua, chuối, đậu bắp,…

Tắm nắng

Da nhận được ánh nắng mặt trời với thời lượng, thời điểm hợp lý sẽ giúp thể sản sinh vitamin D – loại vitamin không thể thiếu giúp hấp thu và chuyển hóa canxi. Vì vậy, người cao tuổi nên tắm nắng đúng cách vào các buổi sáng trước 8:30 trong ngày để tăng chuyển hóa canxi, thúc đẩy quá trình tạo xương nhanh hơn.

Thường xuyên uống sữa

Người cao tuổi cũng nên bổ sung từ 2 – 3 ly sữa giàu canxi mỗi ngày để tăng lượng canxi, magie hấp thu cho xương chắc khỏe. Đồng thời, có thể lưu ý chọn loại có bổ sung thêm Glucosamin hỗ trợ các sụn khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.

Đi khám thường xuyên

Khi bước qua tuổi 40 – 45 hoặc phụ nữ sau mãn kinh cần đến ngay chuyên khoa xương khớp để tiến hành chẩn đoán loãng xương ngay. Việc này sẽ giúp chúng ta phát hiện ra bệnh sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời trước khi quá muộn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat