Lịch thi dự kiến kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Bộ GD & ĐT dự kiến lịch thi kỳ thi THPT Quốc gia 2016 vào khoảng giữa tháng 6 năm 2016. Lập kế hoạch cho thí sinh lựa chọn xét tuyển CĐ, ĐH.

lich-thi-ky-thi-thpt-quoc-gia-2016

Thay đổi lịch thi nhằm tạo điều kiện cho thí sinh

Một trong những lý do khiến bộ thay đổi lịch thi là nhằm tránh thi vào những ngày cao điểm nắng nóng làm tăng sự mệt mỏi, căng thẳng đối với thí sinh.

Theo đó, nếu năm 2015 kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào đầu tháng 7 thì kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 dự kiến được tổ chức từ ngày 13 đến 15-6.

Theo ông Bùi Văn Ga – thứ trưởng Bộ GD-ĐT, với kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức cụm thi tỉnh và cụm thi liên tỉnh như năm 2015 với một số điều chỉnh phù hợp thực tiễn, tăng cường phối hợp, hỗ trợ của các trường ĐH.

Riêng thí sinh ở các vùng giáp ranh giữa các cụm thi được linh hoạt lựa chọn cụm thi thuận tiện và các vùng đặc thù có nhiều khó khăn sẽ được xem xét để đặt các điểm thi thuận lợi cho thí sinh.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cũng cam kết sẽ điều chỉnh chế độ ưu tiên cho phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình thực tiễn. Sau khi hoàn thành việc chấm thi và lên điểm, các cụm thi cập nhật dữ liệu điểm thi vào hệ thống quản lý thi của Bộ GD- ĐT. Để thí sinh thuận lợi hơn trong việc tra cứu điểm thi, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng thêm các cổng công bố kết quả thi.

phuong-an-hoan-thien-ky-thi-thpt-quoc-gia-2016

Phương án hoàn thiện công tác kỳ thi THPT Quốc gia tối ưu nhất

Năm 2016, để các trường ĐH, CĐ tự chủ tổ chức tuyển sinh và thí sinh có nhiều nguyện vọng xét tuyển, có thể đăng ký một ngành ở nhiều trường khác nhau (thay vì đăng ký một trường với bốn ngành khác nhau như năm nay), bộ dự kiến sẽ cùng các trường bàn một số giải pháp.

Ví dụ như khuyến khích các nhóm trường – đặc biệt là nhóm trường ĐH tốp trên (khoảng 30 trường) có sức hút thí sinh mạnh mẽ nhất năm 2015 – tự nguyện phối hợp với nhau thực hiện tuyển sinh bằng phần mềm và cơ sở dữ liệu chung, hoặc áp dụng lịch các đợt xét tuyển khác nhau cho từng nhóm trường có mức điểm xét tuyển khác nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp: chẳng hạn đợt đầu sẽ dành cho các trường xét tuyển từ mức 25 điểm trở lên, đợt 2 dành cho các trường có mức điểm xét tuyển từ 20 điểm trở lên và các đợt tiếp theo dành cho các trường có điểm xét tuyển thấp hơn…

Ông Ga cũng cho biết trong bối cảnh có một số trường ĐH, CĐ, trung cấp ở các địa phương gặp khó khăn trong tuyển sinh những năm gần đây, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, UBND các địa phương có cơ sở đào tạo trực thuộc cơ cấu lại hệ thống các trường (chuyển đổi ngành đào tạo, giải thể, sáp nhập, chuyển cơ sở đào tạo thành phân hiệu các trường ĐH có uy tín…) để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư và đội ngũ giảng viên, giảm thiểu các cơ sở không đảm bảo chất lượng, góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động trong thời gian tới.

Nguồn: Báo tuổi trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat