Bệnh viêm khớp dạng thấp gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để hiểu thêm về những biến chứng do bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên, mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
- Y học cổ truyền hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt trị viêm quanh khớp vai
- Những con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh thủy đậu
- Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh loãng xương
Viêm khớp dạng thấp chiếm tỉ lệ 0.55% dân số Việt (từ 15 tuổi trở lên)
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm gặp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Về cơ bản, viêm khớp được cho là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng ảnh hưởng đến khớp, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, tiếp xúc silicon.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, 90% người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gặp phải tình trạng cứng khớp, trong đó 44% giảm chức năng vận động đáng kể và 16% mất hẳn khả năng vận động chỉ sau 5 năm mắc bệnh, nghiêm trọng nhất là 10-15% tỉ lệ người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt sau 10 năm mắc bệnh. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Gây biến dạng khớp, giảm khả năng vận động
Khi các khớp chịu tổn thương lâu ngày, phần sụn khớp sẽ bị bào mòn, làm hẹp dần các khe khớp và gây ra tình trạng dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp làm mất khả năng vận động.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần
So với người bình thường, bởi lượng tiểu huyết cầu gia tăng, đây là thành phần tham gia phản ứng đông máu và dẫn tới đột quỵ, đau tim hoặc tắc nghẽn mạch máu.
Xuất hiện các đốm nâu, hồng ban, lở loét, phồng rộp, hoặc xuất hiện các khối cứng trên da,… thường gặp nhất là các vị trí khuỷu tay, ngón tay và vùng dưới móng.
Nếu viêm khớp dạng thấp không sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ thì có thể sẽ gây tác động lên thận, làm giảm chức năng của thận.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Do sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Những biện pháp phòng tránh bệnh viêm khớp dạng thấp
Để không phải gánh chịu những biến chứng nguy hiểm từ viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên chủ động phòng tránh, giữ gìn sức khỏe bằng cách lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ.
- Hạn chế đứng, ngồi quá lâu, chú ý giữ cơ thể cân đối, hoạt động thường xuyên để cơ thể linh hoạt.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: không ăn thực phẩm giàu protein, photo, gluten, đồ ăn chiên dầu, chất béo, hạn chế đường, muối và các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Nên bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D cho xương chắc khỏe.
- Chăm sóc sức khỏe tốt sau phẫu thuật: thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để bệnh nhanh chóng hồi phục, vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm phát sinh.
- Khám sức khỏe định kỳ: viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn do cơ thể tự sản sinh nên đôi khi con người đã chủ động phòng tránh thì vẫn không tránh khỏi. Do đó, kiểm tra sức khỏe là việc làm quan trọng để phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu và điều trị hiệu quả.