Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn

Bạn bị ngộ độc thức ăn hay do tình trạng ăn uống chưa hợp vệ sinh tùy theo lượng thực phẩm hấp thu mà mức độ ngộ độc có thể nặng hoặc nhẹ. Vậy cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn như thế nào?

 

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn là gì?

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội chia sẻ: Những nguyên nhân sau đây được cho là tác nhân gây ngộ độc nhiều nhất ở cả người lớn và trẻ nhỏ:

– Ăn phải các loại thực phẩm không vệ sinh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi do không được chế biến sạch sẽ, ôi thiu, quá hạn…

– Sử dụng loại thực phẩm có chứa chất phụ gia độc hại, hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, mùi, vị… liều lượng cao, gây phản ứng trong cơ thể khi hấp thu.

– Dùng thực phẩm có chất độc tự nhiên, gây phản ứng với các thành phần của món ăn khi hấp thu. Cũng như thực phẩm bị ô nhiễm do lấy từ môi trường không an toàn.

Nhận biết biểu hiện ngộ độc thức ăn như thế nào?

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, ngộ độc thức ăn còn chia thành 2 loại chính, với những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

– Ngộ độc cấp tính: Tái phát nhanh chóng ngay sau khi ăn, với các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng nhiều và phải đi ngoài, gây mất nước và thiếu hụt cân bằng điện giải… Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Ngộ độc mãn tính: Không có dấu hiệu ngộ độc tức thời, mà thường tích tụ chất độc ở các bộ phận bên trong cơ thể. Lâu dần những loại chất độc này tác động nguy hại đến các bộ phận bên trong cơ thể, gây ra các nguy cơ ung thư, suy, viêm mãn tính…

Hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn

Tình trạng ngộ độc thức ăn dù gây ra những biểu hiện rõ rệt hoặc tác động dần đến chức năng hoạt động của các bộ phận đều gây ra những nguy hại lớn đến sức khỏe. Áp dụng những biện pháp xử lý cấp tốc và điều trị sau đây khi bị ngộ độc thức ăn:

– Nhanh chóng loại thải độc tố còn bám trong thành ruột và dạ dày bằng cách móc họng, nôn khan để đẩy thức ăn ra ngoài. Tuy nôn khan có thể gây mệt mỏi, đau nhức vùng bụng nhưng sẽ là giải pháp cần thiết để ngăn chặn độc tố lây lan trong cơ thể.

– Đi tiêu chảy nhều khiến bệnh nhân bị ngộ độc cần được bù nước bằng cách uống oresol, nước lọc… Trường hợp mất nước nghiêm trọng, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được truyền nước, ngăn chặn nguy cơ mất cân bằng điện giải có thể gây chóng mặt, ngất xỉu và hôn mê.

– Trung hòa nồng độ các chất nguy hiểm vẫn còn đang tồn đọng trong dạ dày bằng cách ăn, uống các loại thực phẩm có tính axit nhẹ như cam, chanh, cà chua…Tuyệt đối không được uống nước muối bởi có thể tác động gây hỏng dạ dày.

– Bảo vệ niêm mạc dạ dày, bổ sung thêm dinh dưỡng sau quá trình loại thải hết thức ăn và tiêu chảy cấp. Chọn ăn các món thanh đạm, không nhiều dầu mỡ, dễ hấp thu như cháo, súp, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng…

– Tìm đến bác sĩ khi không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân đang dần có dấu hiệu hôn mê… để được điều trị đúng cách kip thời.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như thế nào?

– Luôn đảm bảo chọn lựa thực phẩm ở nguồn uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo thức ăn luôn phải tươi sống, không ôi thiu.

– Khi mua về chế biến cần đảm bảo làm sạch sẽ, thực phẩm đạm cần được rửa sạch với nước muối trước khi chế biến, thực phẩm rau cần rửa sạch để loại bỏ thuốc trừ sâu.

– Tuyên thủ nguyên tắc nấu chín, uống sôi, không ăn quá nhiều thực phẩm tươi sống như gỏi cá, sushi… nếu hệ thống tiêu hóa yếu hơn người thường. Thịt khi nấu chín không còn màu đỏ tươi, hạn chế ăn tái để tránh nguy cơ các loại khuẩn, sán xâm nhập.

– Lưu ý khi kết hợp các loại thực phẩm với nhau để hạn chế những phản ứng gây độc cho cơ thể khi hấp thu. Một số loại thực phẩm có thể mang độc nếu chế biến sai cách như củ sắn, cá nóc, cóc… không nên tự chế biến tại nhà nếu không có đủ kiến thức chế biến.

– Rửa sạch tay với xà phòng khử trùng  trước khi chế biến và trước khi ăn.

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, thực phẩm đã nấu cách đây nhiều ngày, có các dấu hiệu nấm mốc… để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc, và ung thư về sau.

Trên đây là những cách xử lý khi ngộ độc bạn có thể áp dụng và tự sơ cứu tại nhà. Nếu sau 4-5 giờ mà tình trạng người bệnh vẫn chưa có biến chuyển và nặng thêm, thì nên tìm đến bác sĩ để được chữa trị đúng phương pháp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat