Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí phòng tránh đuối nước

Hàng năm nước ta có rất nhiều trường hợp đau thương vì đuối nước, kiến thức phòng tránh và sự bất cẩn còn hạn hẹp cho nên dưới đây là những chia sẻ để mọi người cùng xử lý tình huống.

Tình trạng đuối nước vào những ngày hè gia tăng nhanh chóng

Tai nạn ngạt nước đang gia tăng và là một vấn đề đáng quan tâm trong cộng đồng, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Theo tổ chức y tế thế giới hằng nay tỷ đuối nước ngày càng tăng cao ở độ tuổi trẻ em và thời điểm là các kỳ nghỉ, trong số đó có ở Việt Nam.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết đuối nước là quá trình tổn thương đường hô hấp do phần mặt hoặc toàn bộ cơ thể bị ngập trong nước hay chất lỏng gây biến chứng về hô hấp toàn toàn thân như ngưng tim ngưng thở.

Đuối nước hay gặp vào các kỳ nghỉ, thường xảy ra ở các bể bơi, ao, hồ, sông ngòi, biển… Việc cấp cứu sớm được gọi là thời gian vàng để hạn chế tử vong và tránh các biến chứng xảy ra.

Giai đoạn đầu khi ngạt nước, theo phản xạ bệnh nhân sẽ ngừng thở, nhịp tim giảm lại do phản xạ hệ giao cảm và đối giao cảm. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxy trong máu làm cho nhịp tim nhanh lên, tăng huyết áp đây được gọi là tình trạng sốc cương. Tùy thuộc sức chịu đựng của bệnh nhân sau khoảng từ 30 giây đến 3 phút thì đạt đến sức chịu đựng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước sặc vào phổi và bụng một lượng lớn gây co thắt thanh quản tức thì và xuất hiện cơn ngừng thở lần 2 kèm theo sự suy sụp ý thức. Sau đó các nhịp thở không còn chủ ý khiến cho nước và dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, vô tâm thu và tử vong sau đó.

Yếu tố tiên lượng: hồi sức cho bệnh nhân ngạt nước kịp thời, đúng kĩ thuât và hiệu quả sẽ cung cấp được 50% lượng máu đi trong hệ tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu cố gắng tìm các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng để đánh giá tiên lượng bệnh nhân ngạt nước nhưng chưa có yếu tố nào đủ mạnh để tiên đoán:

+   Nhỏ hơn 5 tuổi.

+   Thời gian chìm trong nước trên 6 phút.

+   Thời gian hồi sức lâu hơn 10 phút.

+   Hôn mê sâu: thang điểm Glasgow < 7 điểm.

+   Nhiễm toan máu nặng: pH < 7,2.

Theo trang tin tức sức khỏe cộng đồng cho biết: Hạ thân nhiệt cũng được xem như là một yếu tố tiên lượng nặng nhưng các nghiên cứu ở người bị ngạt nước, thân nhiệt hạ không đủ để làm giảm chuyển hoá ở não trước khi tình trạng thiếu oxy không hồi phục và thiếu máu nuôi xảy ra.

Lâm sàng khi đuối nước như thế nào?

Ngạt nước: Nạn nhân bị chìm trong nước vùng vẫy trong vài phút, uống nhiều nước vào dạ dày và vào phổi rồi ngừng thở sau đó ngừng tim, toàn thân xanh tím. Bọt hồng sùi đầy mồm có tình trạng phù phổi cấp.

Nước giật: Khi nạn nhân rơi tốc độ cao và mạnh xuống nước. Lâm sàng thường biểu hiện dưới hai mức độ:

+   Mức độ nhẹ:

  • Cảm giác ớn lạnh, khó chịu, cảm giác co thắt ngực bụng.
  • Buồn nôn, chóng mặt sau đó nhức đầu nôn, có khi nổi mề đay.

+   Mức độ nặng:

  • Có thể do mức độ nhẹ chuyển thành với các triệu chứng tụt huyết áp, ngất.
  • Có thể đang bơi đột ngột bị ngất (ngất trắng) nạn nhân chìm luôn, không kêu cứu được.

Hội chứng sau ngạt nước: Sau khi đã thở lại, tim đập lại (do cấp cứu tại chỗ) nạn nhân còn bị đe doạ do xuất hiện biến chứng và vẫn có nguy cơ tử vong. Các triệu chứng thường gặp:

+   Giảm thân nhiệt.

+   Rối loạn thần kinh do thiếu oxy não: lẫn lộn, lơ mơ, hôn mê, co giật.

+   Tụt huyết áp.

+   Phù phổi cấp.

+   Viêm phổi.

Chẩn đoán cận lâm sàng như thế nào khi đuối nước?

Công thức máu: Hct tăng, RBC tăng.

Xét nghiệm khí máu: pH máu giảm, PaCO2 tăng gây nên tình trạng toan hô hấp

Sinh hóa máu: glucose máu tăng.

Những nguyên tắc cấp cứu ban đầu khi gặp tình trạng đuối nước

Nguyên tắc chung: Bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cấp cứu tại chỗ, liên tục, đúng kĩ thuật. Kiên nhẫn cấp cứu trong nhiều giờ. Đảm bảo sớm cung cấp oxy cho bệnh nhân. Xử trí các rối loạn tim mạch, hô hấp và chuyển hóa.

Xử trí cụ thể:

Cấp cứu ngay khi còn ở dưới nước:

+   Nắm tóc kéo đầu bệnh nhân nhô lên khỏi mặt nước giúp bệnh nhân thông khí.

+   Tát thật mạnh 2 – 3 cái vào má bệnh nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở trở lại.

+   Quàng tay qua nách rồi lôi lên bờ.

Khi đã đưa bệnh nhân lên bờ :    

+   Để bệnh nhân nằm ưỡn cổ, lấy khăn lau sạch đờm dãi, dị vật trong miệng (bùn, đất).

+   Nếu bệnh nhân còn thở và tim còn đập: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp cho nước dễ tiếp tục thoát ra. Theo dõi huyết áp, mạch, dùng thuốc trợ tim mạch khi cần.

+   Nếu bệnh nhân ngừng thở, tim ngừng đập: cấp cứu theo phác đồ CAB là tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt theo tỷ lệ là (30: 2) cho đến khi tim đập trở lại, bệnh nhân có thể tự thở được.

Khi bệnh nhân đã tự thở được, tim đập lại thì chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị những biến chứng muộn có thể xảy ra sau khi ngạt nước (hội chứng sau ngạt nước). Sau ngạt nước bệnh nhân có thể vô tâm thu xảy ra và rối loạn ion đồ nên cần theo dõi sát sau hồi sức 24 giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat