Xét tuyển Đại học năm 2016 phải coi là dịch vụ công ích?

Xét tuyển Đại học Giáo dục tuyển sinh năm 2016 phải coi là dịch vụ công ích? Đó là quan điểm của ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học về việc lập nhóm Trường xét tuyển Cao đẳng, Đại học năm 2016.

Học giỏi hóa có phải lợi thế cho sinh viên Cao đẳng Dược
Xét tuyển Đại học năm 2016 phải coi là dịch vụ công ích?

Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đưa ra quan điểm, ông cho rằng, chủ trương của Bộ Giáo dục là mở rộng nhóm GX ra toàn quốc, cá nhân ông Sơn ủng hộ điều này.

“Mục đích của chúng tôi khi lập nhóm GX là để hỗ trợ lẫn nhau để giảm việc ảo, ảo cho các trường và thí sinh. Ngay từ đầu chúng tôi cũng nói không hạn chế số trường tham gia.

Có thể khi Bách khoa đứng ra tổ chức thì các trường có sự e ngại, hay nghĩ rằng đây là những trường top đầu (mặc dù cũng đã có Đại học Thăng Long tham gia, Đại học Công nghiệp tham gia). Nhóm không hạn chế trường nào, miễn là các trường đáp ứng các điều kiện để tham gia sân chơi chung” ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Hoàng Minh Sơn, cũng có một vài trường còn e ngại khi được mời tham gia. “Nếu Bộ mở rộng nhóm ra toàn quốc thì rất tốt, trường hoàn toàn ủng hộ. Nhưng tôi nghĩ Bộ sẽ làm theo phương án nào đó, và các trường phải đăng ký trên cơ sở tự nguyện.

Không thể bắt các trường tham gia, bởi có trường xét tuyển theo học bạ, và có trường kết hợp xét học bạ và phương thức khác, thì điều đó là khó khăn” ông Sơn cho biết.

Ý kiến của ông Sơn cho rằng, Bộ sẽ đứng ra với vai trò hỗ trợ, chủ trì thì lúc đó các trường sẽ không e ngại.

Trước quan điểm cho rằng, có thể các trường sẽ bị lúng túng trong khâu sắp xếp lại kế hoạch tuyển sinh và xét tuyển khi áp dụng phần mềm chung, ông Hoàng Minh Sơn cho rằng, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng vì ngày 1/8 mới bắt đầu xét tuyển.

“Vẫn còn thời gian cho các trường chỉnh sửa thông tin tuyển sinh, vì khi đưa vào phần mềm chung thì thông tin phải rất chuẩn” ông Sơn lưu ý.

Cho đến hiện tại, theo thông tin từ ông Hoàng Minh Sơn, Bộ chưa có đề nghị trường Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia vào một khâu nào đó của quá trình.

Đăng ký học Cao đẳng nghề Dược để được hưởng nhiều chính sách ưu tiên
Cao đẳng Dược có xét tuyển chung?

“Nếu Bách khoa được Bộ yêu cầu hỗ trợ phần nào thì chúng tôi sẵn sàng. Vì tôi nghĩ phần mềm cũng không có gì quá phức tạp, chúng tôi trên tinh thần là làm việc chung” lãnh đạo Đại học Bách khoa cho hay.

Việc Bộ GD&ĐT có thể sẽ đưa ra các bộ tiêu chí để vào nhóm “GX rộng” có can thiệp sâu vào quyền tự quyết của trường đại học hay không? Vấn đề này, ông Hoàng Minh Sơn cho rằng hoàn toàn không phải suy nghĩ đó, nếu đưa ra bộ tiêu chí thì cũng chỉ là hỗ trợ nhóm mở rộng này.

“Tuy nhiên, khi tham gia vào sân chơi chung bao giờ cũng phải tuân theo một luật chơi, luật chơi đó cố gắng mở rộng càng tốt nhưng trên tinh thần thống nhất, trong luật chơi này các trường không thích thì có thể đứng ngoài.

Tôi không nghĩ Bộ sẽ bắt tất cả các trường tham gia vào, vì còn liên quan tới tự chủ. Ví như các trường cao đẳng chỉ xét qua học bạ thì không nhất thiết phải tham gia, đó là ví dụ” ông Sơn nêu nhận định.

Trước thông tin sẽ có xét tuyển chung trong cả nước bằng bộ phần mềm từ Bộ GD&ĐT, ông Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, điều này hoàn toàn tốt, nhưng vấn đề nằm ở việc dùng phần mềm nào, dùng như thế nào?.

Theo ông Khuyến, kỳ xét tuyển chung phải coi đó như là một dịch vụ công ích chứ không phải là kỳ thi. Các trường hoàn toàn được quyền tự chủ trong việc sử dụng kết quả của kỳ thi.

“Mỗi thí sinh có một tiêu chuyển xét tuyển khác nhau, phần mềm phải giải quyết được điều này, tôi thấy phần mềm của Đại học Thăng Long giải quyết được điều này” ông Khuyến cho biết.

Trích nguồn : Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat