Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

Chúng ta đều biết rằng, môi trường sống đối với trẻ nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không ai khác, đó chính là cha mẹ – những người có vai trò cốt lõi trong việc xây dựng môi trường sống lành mạnh để trẻ phát triển tốt nhất.

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

“Con ngoan ngoãn, phát triển hoàn toàn bình thường, biết nghe lời thì có vấn đề gì mà phải cho con tham gia các lớp học kỹ năng sống” – đây là suy nghĩ rất phổ biến của không ít phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non và tiểu học. Chỉ đến khi nào trẻ có biểu hiện rõ rệt về sự nhút nhát, lười giao tiếp, kém tập trung, thì lúc đó những phụ huynh này mới vội vàng đi tìm giải pháp.

Giáo dục kỹ năng sống là gì?

Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…

Vì sao trẻ em ngày càng thiếu kỹ năng sống?

Một gia đình kia, chỉ có một đứa con gái nên cô bé được tất cả mọi người chiều chuộng, sống sung sướng từ nhỏ, cô bé thích gì là cũng được, có thể nói đây là cuộc sống mơ ước của biết bao đứa trẻ ngoài kia. Dần dần cô bé lớn lên trong sự bao bọc của cả nhà, ngoài ăn và học ra thì cô bé hầu như không biết làm việc gì, ngay cả đến bạn bè cũng không có luôn, một cuộc sống “nhung lụa” tách biệt với thế giới bên ngoài. Cô bé tự cho mình cái quyền “được” không coi ai ra gì, gặp người lớn không chào hỏi, với bạn bè thì hách dịch, dửng dưng, ăn uống không biết nhìn trước nhìn sau…Bạn có đồng tình với cách dạy con cái của một số gia đình như vậy không? Họ cứ nghĩ yêu con là chiều chuộng, đáp ứng hết tất cả những gì con muốn, nhưng sự thật thì…

Vì sao trẻ em ngày càng thiếu kỹ năng sống?

Vì sao trẻ em ngày càng thiếu kỹ năng sống?

Có rất nhiều lời giải thích cũng như lý do biện minh cho việc chăm sóc, nuông chiều con cái quá mức ở các bố mẹ. Hệ lụy của việc nuông chiều ấy là sẽ làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện trong tầm tay.

Trẻ em không chỉ cần người lớn cho ăn ngon, mặc đẹp. Trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, việc được quan tâm, bồi dưỡng về mặt tinh thần đôi khi quan trọng hơn nhiều so với vật chất. Ngay cả khi bạn có thể thuê cho con mình những gia sư, giáo viên tốt nhất, thì việc có bố mẹ quan tâm, chia sẻ, định hướng là không thể thiếu đối với sự trưởng thành của trẻ. Việc định hướng này sẽ quyết định 60 – 70% sự thành công và tính cách của trẻ sau này.

Chị Hiền – cựu sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ rằng: “Đến giờ nhiều gia đình và phụ huynh mới giật mình khi phát hiện ra một lỗ hổng trong việc giáo dục trẻ. Chúng ta đã quá nặng việc quan tâm cho trẻ được sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp, mà quên đi mất việc giáo dục cho trẻ một cách nghiêm túc các kỹ năng để giúp trẻ có nền tảng cơ sở để tự lập sau này”. Và vô tình việc thiếu được trang bị các kỹ năng sống cần thiết để giúp cho trẻ từ nhỏ đã hình thành các thói quen tốt, các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này khi tham gia vào xã hội như: sự tự tin, tư duy sáng tạo, khả năng tập trung, niềm đam mê học tập suốt đời…

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất quan trọng

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất quan trọng

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

Theo tin tức giáo dục, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không đơn giản là việc dạy, rèn cho trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết như tự chăm sóc bản thân, phòng tránh và ứng xử với các nguy hiểm thường gặp, biết hòa đồng,… Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải được nhìn một cách toàn diện hơn, trong đó yếu tố quan trọng nhất không chỉ nằm ở cách thức, phương pháp, nội dung mà còn nằm ở thời kỳ, thời điểm thích hợp.

Phương pháp và cách thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng cần phải được chú trọng. Có nhiều phương pháp khác nhau mà mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm. Bố mẹ nên tìm hiểu, chọn lựa và áp dụng được phương pháp nào phù hợp nhất với khả năng, tính cách của trẻ, điều kiện của gia đình. Điều quan trọng nhất là bố mẹ luôn phải là tấm gương sáng trong ứng xử hàng ngày cho trẻ noi theo. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải bắt đầu từ bố mẹ và phải có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ trong phương pháp với nhà trường, thầy cô giáo.

Trẻ được giáo dục kỹ năng sống đúng cách không chỉ được trang bị những kỹ năng sống cơ bản mà còn phát triển được những kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp tạo ra sự khác biệt, giúp tạo ra thành công cho trẻ trong cuộc đời.

Xét cho cùng, mục tiêu của giáo dục trẻ em là chuẩn bị cho trẻ có được một hành trang kiến thức và kỹ năng tốt nhất để trẻ tự tin bước vào cuộc sống, tự tin đưa ra những quyết định của mình, tự tin sống cuộc sống của mình mà không phải lệ thuộc vào người khác. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ hãy giúp xây dựng và rèn cho con những kỹ năng như: tư duy sáng tạo, giao tiếp, phân tích, tổ chức công việc, khả năng thích nghi với sự thay đổi… Chỉ có như vậy mới giúp trẻ có được một tương lai tươi sáng và tự tin bước đi trên con đường của riêng mình.

Nguồn: giaoductuyensinh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat