Sinh viên năm cuối Cao đẳng Dược và những nỗi lo muôn thuở

Là sinh viên năm cuối Cao đẳng Dược chưa chắc bạn đã thoát khỏi kiếp khổ ải của học hành mà tha hồ bay nhảy đâu nhé!

Sinh viên năm cuối Cao đẳng Dược và những nỗi lo muôn thuở

Lo trả nợ môn để thoát khỏi kiếp nạn

Thi cử luôn là nỗi ám ảnh với tất cả các sinh viên và đặc biệt là sinh viên Cao đẳng Dược chính quy với lượng kiến thức khổng lồ thì dù bạn mới “chập chững” bước vào môi trường đại học hay đã là các đàn anh, đàn chị khóa trên vẫn sẽ phải dè chừng. Cả học kì cứ bình chân như vại, học hành nhẹ nhàng, đến cuối kì mới chạy nước rút với hàng tá đề cương thi cử. Việc ôn luyện trước khi thi đã căng thẳng mệt mỏi thì việc ngồi đợi kết quả thi còn căng não hơn rất nhiều khi không biết mình sẽ được “bung lụa” hay lại ôn tập để thi lại và nếu đen còn học lại nữa thì khổ.

Nhưng nhiều sinh viên Liên thông Cao đẳng Dược với tâm lý “không thi lại không phải là sinh viên” cộng với việc học đại học, cao đẳng không lo sợ ai quản lý, báo sổ liên lạc về cho gia đình nên nhiều sinh viên chểnh mảng học hành. Hệ quả là trong khi các bạn cùng khóa đang lo lắng tìm nơi thực tập, tìm đề tài làm đồ án tốt nghiệp thì nhiều sinh viên vẫn “mông lung như một trò đùa” vì phải đi học lại, thi lại, trả nợ môn mới đủ điều kiện ra trường. Và như bạn biết rồi đó, việc ra trường chậm hơn một thời gian dù ngắn dù dài đều là nguyên nhân khiến bạn có thể đã đánh mất đi bao cơ hội có việc làm.

Lo lắng về vấn đề thực tập

Đây cũng là một trong những vấn đề các sinh viên năm cuối Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn quan tâm. Ngay từ vấn đề bạn sẽ thực tập ở đâu cũng đã một trong những điều bạn phải đối mặt. Có rất nhiều trường đại học hiện nay liên hệ cho sinh viên địa điểm thực tập. Nhưng không phải ai cũng được nơi thực tập như mong muốn của mình. Nếu không thì bạn phải tự mình tìm nơi thực tập. Thêm nữa, bước vào một môi trường mới, bạn cũng sẽ có nhiều bỡ ngỡ về cách ứng xử, cách xử lý công việc… thế nào cho hợp lý và hiệu quả. Đây cũng là điều bạn nên lưu ý.

Như sinh viên học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội vì đã có 1 bằng Cao đẳng rồi nên tự tin nghĩ rằng việc thực tập ngành Dược là một vấn đề đơn giản, nhưng khi bước vào thời gian thực tập thật sự thì bạn mới cảm thấy nó không hề giản đơn chút nào. Đây là “cửa ải” bạn phải vượt qua trước khi tìm cho mình một công việc đầu tiên. Nhưng cũng đừng vì thế mà quá lo lắng, chỉ cần bạn nghiêm túc và có sự chuẩn bị đầy đủ cho kì thực tập của mình thì mọi thứ sẽ suôn sẻ hết thôi.

Lo thực tập, lo công việc sau khi tốt nghiệp ra trường

Làm gì sau khi ra trường?

Sau những năm tháng ngồi trên giảng đường, cuối cùng chúng ta đã cầm được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc  tấm bằng trên tay, đã đến ngày “hái được quả ngọt”. Nhưng thật ra đây mới chính là bước khởi đầu đầy khó khăn của mỗi sinh viên. Thực tế cho thấy, không phải ai sau khi tốt nghiệp cũng tìm được cho mình một công việc như ý. Có bạn thì sẵn sàng làm bất kì việc gì để kiếm thêm thu nhập, có bạn thì nhất quyết tìm việc theo đúng ngành nghề mình học, nói không với việc “trái nghề”… để rồi dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Vậy nên câu hỏi “ra trường sẽ làm gì?” khiến nhiều sinh viên băn khoăn.

Vậy đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn? Chấp nhận làm một công việc không đúng chuyên ngành hay thất nghiệp để chờ đợi thời cơ? Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với nhiều năm kinh nghiệm đã có những chia sẻ thật với sinh viên khi nói rằng “câu trả lời phải do chính bạn, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bạn”. Nếu trong khoảng thời gian chưa kiếm được việc làm đúng chuyên môn nhưng lại mang trong mình gánh nặng về kinh tế, bạn có thể tạm thời làm một công việc trái ngành có nguồn thu ổn định để tiếp tục nuôi dưỡng cơ hội xin những công việc phù hợp với đam mê, sở thích. Hoặc giả, nếu điều kiện cho phép, bạn hãy cứ dành thời gian gõ cửa các cơ quan, công ty nơi mà bạn muốn vào làm để xin thực tập với mức lương thấp hoặc không lương…

Nguồn: giaoductuyensinh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat