Nỗi khổ thầm lặng các bác sĩ ngành Y ai thấu?

Người ta nói ngành Y giàu lắm lại không vất vả. Bác sĩ khoác lên mình chiếc áo blouse luôn được sự tôn trọng của bệnh nhân. Thế nhưng những nỗi khổ các bác sĩ thầm kín có ai thấu hiểu?

noi-kho-nganh-y-ai-thau-hieu
Ngành Y sẽ những nỗi khổ chỉ trong ngành mới hiểu

Công việc liên quan đến tay chân

Đại đa số theo học quãng thời gian dài như ngành Y là 6 ~ 8 năm thì tốt nghiệp và đi làm chỉ ngồi bàn giấy và tính toán, nhưng riêng với bác sĩ thì công việc chủ yếu là tay chân.

Từ tất cả nhân viên Y tế đến các Giáo sư, Giám đốc và thậm chí là các lãnh đạo cấp cao của bệnh viện tuyến trung ương vẫn phải động tay động chân mổ xẻ.

Thời gian làm việc của bác sĩ ngành Y kéo dài

Với các bác sĩ thì tình trạng quá tải và kiệt sức là điều không thể tránh khỏi. Riêng tại Việt Nam để khám và chữa bệnh mất rất nhiều thời gian và nếu không thực hiện đúng sẽ bị phê bình thậm chí những người thầy thuốc phải tự bỏ tiền túi riêng mình cho vào

Đa số các công việc khác chỉ làm 8 tiếng 1 ngày. Nhưng riêng đối với các bác sĩ thì việc trực ca thậm chí là 24 giờ, và sau đó sẽ không được nghỉ bù ngày nào. Đôi khi những ngày T7 hay chỉ nhật còn phải tăng ca. Đối với những bác sĩ đã có gia đình thì việc bỏ dở bữa ăn hay những ngày cuối tuần không ở nhà với gia đình là chuyện bình thường. Nửa đêm có cuộc gọi từ bệnh viện là lập tức phải đi ngay. Hay những ngày lễ tết thì việc trực tại bệnh viện hay những khám mổ phải trực tiếp làm là chuyện đương nhiên

nganh-y-ap-luc-cao-nhung-ca-mo
Những ca mổ luôn có áp lực từ bệnh nhân và người nhà

Công việc ngành Y đầy rãy những khó khăn

1 Bên là bệnh nhân cần được điều trị ngay và 1 bên là người nhà luôn thúc giục các bác sĩ phải làm hết sức, hết mình. Còn chưa kể đến các cấp lãnh đạo.

Còn nếu họ đi trực vào ngày thứ 7, chủ nhật thì có nghĩa là họ làm dư ra 3 ngày làm việc ngoài giờ, nhưng chỉ được nghỉ bù 1 ngày làm việc.

Tình trạng quá tải luôn diễn ra và cứ mỗi bác sĩ phải thăm khác từ 60-70 bệnh nhân mỗi người. Chỉ riêng mỗi người 4 phút thì ngày làm việc 8 tiếng là không đủ.

Những thiệt thòi nghề Y thầm kín

Có những lúc bác sĩ còn phải đồng thời tham gia các công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì đồng nghĩa với việc ngày làm 14 – 16 tiếng mỗi ngày.

Đối với các nữ bác sĩ ngành Y, cả ngày tất bận bên chiếc áo blouse, tiêm truyền và bệnh nhân thì thời gian đâu mà trang điểm?, cũng chẳng có cơ diện diện những bộ váy đẹp đi giao tiếp

Hơn nữa, khi nữ bác sĩ đã có gia đình, dành tất cả thời gian cho công việc thì việc chăm sóc người nhà là không còn thời gian mà thay vào đó là đi chăm sóc bệnh nhân

khac-nhiet-nganh-y
Nữ bác sĩ ngành Y luôn thiệt thòi hơn so với các ngành khác

Áp lực cao từ bệnh nhân

Hiện gần đây tình trạng bạo lực đối với người nhà bệnh nhân với các bác sĩ đang gia tăng. Họ thường xuyên gây áp lực để được khám trước vì đôi khi quan trọng hóa vấn đề.

Có những bệnh nhân có tìm tòi sơ qua những kiến thức vụn vặt trên internet hay được truyền miệng nhưng lại coi đó là kiến thức y khoa thực sự. Vì thế tỏng quá trình điều trị của bác sĩ, có tham gia quá sâu, gây ảnh hưởng và nếu có hậu quả lại đổ tội bác sĩ.

Nhiều trường hợp mê tín dị đoan, nhất quyết xin bác sĩ về nhà điều trị để được cúng bái hay dùng những loại thuốc qua đồn thổi dân làng.

Ngành Y vất vả lắm nhưng cũng có nhiều niềm vui

Tuy vất vả những các bác sĩ luôn có những niềm vui riêng và có lẽ chữa bệnh cứu người là niềm vui thiêng liêng nhất mỗi bác sĩ.

Tính mạng con người được đặt trong tay bạn nhưng nếu được bạn nắm chắc sự sống thì niềm hạnh phúc sẽ được nhớ mãi từ bệnh nhân tới những bác sĩ

Nếu thấy con trả lời “sau này thích làm bác sĩ” thì thay vì mỉm cười mãn nguyện, bố mẹ hãy nói cho con biết, nghề y chỉ dành cho những người biết cố gắng và hy sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat