Ngày tàn của kỷ nguyên thuốc kháng sinh?

Kỷ nguyên của thuốc kháng sinh còn hưng thịnh khi chưa có 1 hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra? Liệu vòng luẩn quẩn “kháng sinh – kháng thuốc – kháng sinh mới – kháng thuốc mới” kéo dài đến bao giờ?

the-gioi-se-ra-sao-neu-khong-con-thuoc-khang-sinh

Thế giới sẽ thế nào nếu không còn thuốc kháng sinh ?

Những ngày trước năm 1943, khi mà kháng sinh là một khái niệm còn chưa được định nghĩa, nhiễm khuẩn là một trong những lí do phổ biến nhất gây nên tử vong, hơn cả nạn đói và bất kì cuộc chiến tranh nào. Rồi Penicillin -kháng sinh đầu tiên được phát hiện bởi Alexander Fleming nhanh chóng được sử dụng phổ biến vào những năm 1943-1945. Số ca tử vong vì nhiễm khuẩn giảm xuống, như một phép màu.

Kỷ nguyên của kháng sinh được thiết lập, người ta bắt đầu nói về kháng sinh, các công ty dược tranh đua sản xuất kháng sinh. Nền y học tưởng chừng như đã bước sang một thời kì huy hoàng khác. Thế nhưng không lâu sau đó, một cuộc chiến khác lại bắt đầu. Cuộc chiến của loài người với các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, cam go không thua kém cuộc chiến cũ.

Mở đầu bằng câu chuyện của chính người ông của mình, bà Maryn McKenna đã khéo léo phân tích sự phát triển nhanh chóng của hiện tượng kháng thuốc kháng sinh ( antibiotics resistance ) và đưa ra những cảnh báo khiến ai ngồi nghe cũng buộc phải suy ngẫm lại.

Đề kháng kháng sinh – vấn đề không của riêng ai

Ở Mỹ và châu Âu, mỗi năm có 50,000 ca tử vong vì nhiễm khuẩn mà không loại thuốc nào có thể chữa trị. Một dự án do chính quyền châu Âu triển khai mang tên : “ A review on anti-microbial resistance “ , đã khảo sát được trên thế giới hằng năm có tới 700,000 ca tử vong vì nhiễm khuẩn.

thuoc-khang-sinh-cai-tien-duoc-su-dung-hep-dan

Cuộc đấu giữa thuốc kháng sinh và vi khuẩn vẫn chưa có hồi kết. Nhưng sự mất cân xứng trong cuộc chiến này có thể thấy được khá rõ ràng. Vi khuẩn, cụ thể như E. Coli chỉ cần 20 phút là có thể tạo ra một chủng mới, trong khi các công ty dược cần ít nhất là 10 năm để phát triển một loại thuốc kháng sinh mới. Nếu nhìn lại các con số thống kê trong vòng 70 năm qua, có thể bạn sẽ phải giật mình.

Thuốc kháng sinh  Năm phát hiện Vi khuẩn kháng thuốc
Penicillin 1943 1945
Vancomycin 1972 1988
Imipenem 1985 1998
Daptomycin 2003 2004

Cho tới hiện tại, thế giới vẫn chưa thoát ra được vòng luẩn quẩn : kháng sinh – kháng thuốc – kháng sinh mới – kháng thuốc mới. Chưa có loại thuốc kháng sinh nào mà vi khuẩn không thể kháng lại !

Ngày nay kháng sinh không chỉ đơn thuần được sử dụng cho điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Sự có mặt của kháng sinh trong hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực y tế đã dẫn tới một vấn đề mới. Đó là, nếu một ngày thế giới này không thể tiếp tục sử dụng kháng sinh, những hệ lụy đi kèm theo còn tệ đến mức nào nữa ?

Và câu trả lời là : ngày thuốc kháng sinh không còn phát huy tác dụng, sẽ là ngày hiểm họa cho những bệnh nhân có sức đề kháng yếu như ung thư hoặc AIDS. Cấy ghép nội tạng cũng sẽ khó mà thực hiện. Nhiều ca phẫu thuật cần kháng sinh như liều “ prophylactic dose “ cũng vào vòng nguy hiểm. Việc đưa các công cụ vào trong cơ thể như “ stem in stroke, pumps in diabetes..” cũng buộc phải ngưng lại.

Nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc kháng sinh

Trong y tế, lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị là nguyên nhân chính dẫn đến đề kháng kháng sinh.Theo số liệu thống kê tại Mỹ, 50% thuốc kháng sinh được sử dụng trong những trường hợp không cần thiết, 45% đơn thuốc kê kháng sinh không có hiệu quả. Đó  mới chỉ là trong lĩnh vực y tế sức khỏe.

co-che-lan-truyen-gen-de-khang-sinh-cua-vi-khuan

Thực tế, con người tiếp xúc với kháng sinh nhiều hơn thế, từ những nguồn mà họ không hề ngờ tới : bữa ăn hằng ngày. Liệu có bao nhiêu người biết được, 80% thuốc kháng sinh được sản xuất tại Mỹ được sử dụng trong nông nghiệp và chăn nuôi ? Không phải để phòng hay chữa bệnh, mà là để kích trọng cho gia súc, để gia tăng thu hoạch cho cây trồng.

Vi khuẩn có 3 cơ chế chủ yếu để lan truyền khả năng đề kháng kháng sinh : conjugation, transduction, transformation. Và sự phát triển đó ngày càng tăng nhanh đến chóng mặt.

Một lần sử dụng kháng sinh không cần thiết, là một lần bạn vẽ đường sẵn cho vi khuẩn thiết lập cách để kháng thuốc. Điều này tưởng như chưa hề được dự đoán trước. Thế nhưng thực tế, Alexander Fleming – cha đẻ của loại thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới, dường như đã mường tượng ra được những ngày sau của kỉ nguyên kháng sinh này. Ông đã từng lên tiếng cảnh báo : “Những người thiếu suy nghĩ trong điều trị penicillin phải chịu trách nhiệm đạo đức đối với những ca tử vong do đề kháng kháng sinh”

Xem thêm: 

thuoc-khang-sinh

Liệu chúng ta có ngăn chặn được ngày tàn của kỉ nguyên kháng sinh ?

Thực tế, các Big Pharma vẫn đang ngày đêm chạy đua với những nghiên cứu về “ novel antibiotics “ – những loại kháng sinh mới mang tính chất đột phá, với khả năng chữa nhanh và ít phản ứng phụ. Nhưng đây vẫn chưa phải là hàng rào chắc chắn nhất. Chúng ta cần thêm những hệ thống quản lí mới, để thống kê số liệu và cách thức sử dụng kháng sinh trên toàn thế giới. Cần thêm những dược sĩ, bác sĩ với “ những cái liếc mắt “ lần thứ hai cho những đơn thuốc kê kháng sinh. Cần những phản ứng mạnh mẽ hơn, buộc nông nghiệp và chăn nuôi phải ngừng sử dụng kháng sinh để tăng trọng và kích trái.

Sẽ vẫn là chưa đủ nếu mỗi người không chung tay góp sức. Như cách mà chúng ta đã làm, để hạn chế việc khạc nhổ hay hút thuốc nơi công cộng.Còn bạn, bạn sẽ cùng hành động để đẩy lùi ngày tàn của kỷ nguyên này chứ ?

Một bài nói rất hay của bà Maryn McKenna trên TED :

[youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=mIdGp9lW-A4&feature=youtu.be” width=”500″ height=”300″]

Nguồn: namud.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat