Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Kháng sinh đúng cách?

Trên thị trường thuốc hiện nay thì Thuốc kháng sinh đã không còn quá xa lạ với tất cả các Dược sĩ cũng như người dân. Thời gian đã tự khẳng định vai trò quan trọng của kháng sinh trong cuộc sống là không thể thiếu.

nhung-dieu-nen-biet-ve-thuoc-khang-sinh

Thuốc Kháng sinh là gì?

Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

  • Ức chế tạo cầu peptid (Cloramphenicol).
  • Ngăn cản chuyển động chuyển đoạn của ribosom theo ARN m (Erythromycin).
  • Ngăn cản sự gắn kết của ARNt vào phức hợp ribosom ARNm (Tetracyclin).
  • Làm thay đổi hình dạng 30S mã hóa trên ARN m nên đọc nhầm (Streptomycin).

Phân loại

Các kháng sinh được phân loại theo cấu trúc hóa học, từ đó chúng có chung một cơ chế tá c dụng và phổ kháng khuẩn tương tự. Mặt khác, trong cùng một họ kháng sinh, tính chất dược động học và sự dung nạp thường khác nhau, và đặc điểm về phổ kháng khuẩn cũng không hoàn toàn giống nhau, vì vậy cũng cần phân biệt các kháng sinh trong cùng một họ.

Một số họ (hoặc nhóm) kháng sinh chính:

  • Nhóm lactam (các penicilin và các cephalosporin).
  • Nhóm aminosid hay aminoglycosid.
  • Nhóm cloramphenicol.
  • Nhóm tetracyclin.
  • Nhóm macrolid và lincosamid.
  • Nhóm quinolon.
  • Nhóm 5- nitro- imidazol.
  • Nhóm sulfonamid.

uong-thuoc-khang-sinh-dung-lieu

5 Điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

  1. Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách thời gian, để bảo đảm trong cơ thể lúc nào cũng có đủ nồng độ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ, trong đơn bác sĩ ghi uống 2 lần/ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn (một liệu trình) thường là 7 hoặc 10 ngày liền.
  2. Nước uống thuốc: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hay nước trà xanh (chè tươi hoặc chè búp khô) do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn (theo công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem ở Đại học Alexandra – Ai Cập).
  3. Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa, thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin (thường bác sĩ đã có ghi trong đơn thuốc).
  4. Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn (trừ các loại thuốc nêu trên), cụ thể là trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ, do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường axít dịch vị.
  5. Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.

Cần lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia, rượu (nước chứa ethanol) khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao, thuốc chứa metronidazol (dạng uống, tiêm, đặt âm đạo), erythromycin, tetracyclin; cephalosporin, clindamycin.

su0dung-thuoc-khang-sinh-lieu-cao-co-kha-nang-gay-suy-tuy

Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách

Với người bệnh: Trước khi dùng thuốc phải xem lại đơn bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc, kiêng kỵ; sau đó xem tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc về cách dùng, kiêng kỵ, tác dụng phụ… để dùng thuốc cho đúng, tránh những điều đáng tiếc. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng sai bởi vì nhiều bệnh nhân không dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, y sĩ đa khoa. Họ có thể ngừng uống thuốc kháng sinh quá sớm  trước khi bệnh của họ được hoàn toàn chữa khỏi, hoặc tự ý tăng liều để “nhanh khỏi”. Điều này sẽ khiến vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh.

Với bác sĩ: Phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân (có thai, tiền sử dị ứng thuốc, các thuốc đang sử dụng…)  xác định đúng tác nhân gây bệnh và chọn loại thuốc thích hợp, tránh điều trị kiểu bao vây.

Trước hết phải có một chẩn đoán nhiễm khuẩn. Bình thường, trên cơ thể ở những đường tự nhiên như đường thở, đường tiêu hóa, đường tiết niệu sinh dục có một cộng đồng nhiều loại vi khuẩn có lợi sống chung hòa bình với vi khuẩn có hại, nhưng vì nguyên nhân nào đó các vi khuẩn có hại nhiều lên bất thường mà cộng đồng vi khuẩn không kiểm soát được mới sinh ra chuyện viêm nhiễm.

Nếu có viêm mà không do nhiễm khuẩn thì không dùng thuốc kháng sinh. Ví dụ như đau họng do hút thuốc nhiều, uống nước đá, dùng điều hòa nhiệt độ nhiều… thì không vội dùng thuốc kháng sinh mà cần chữa các nguyên nhân gây nhiễm lạnh gây thay đổi nội môi đường miệng, mũi, họng. Thuốc kháng sinh sẽ không chữa được cảm lạnh vì cảm lạnh là do virus, kháng sinh không có hiệu lực trên virus. Điều trị cảm lạnh thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng các thuốc hạ sốt và đau đầu.

Xem thêm: 

khong-nen-lam-dung-khang-sinh

Nên uống thuốc kháng sinh khi nào?

Những loại kháng sinh uống xa bữa ăn: Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Nên uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin… khoảng 30 tên).  Nhóm cephalosporin: các thuốc trong nhóm này đều có chữ “cef” đứng đầu tên thuốc gốc, đây là nhóm thuốc được các bác sĩ ưa dùng nhất hiện nay, có khoảng 40 tên thuốc gốc, mỗi thuốc gốc lại có nhiều tên biệt dược. Ví dụ: cefuroxime có các biệt dược như zinnat, zencef, zinmax, zinacef, xorim, tarxim…Nhóm thuốc chống lao cũng nên uống xa bữa ăn.

Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn,  hoặc kích thích đường tiêu hoá.  Gồm có: nhóm quinolon  (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…); nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…); nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).

Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào, đều có thể uống bất kể lúc nào no hay đói (tốt nhất là uống lúc đói với 1 cốc nước sôi để nguội).

dao-tao-duoc-si-ban-thuoc-tan-duoc

Đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp Dược ngoài giờ hành chính?

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên: Điện thoại: 0208.6556333

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Nhà trường khai giảng liên tục các lớp trong và ngoài giờ hành chính,lớp học buổi tối, lớp học cả ngày thứ 7 chủ nhật, thời gian học linh hoạt để học viên lựa chọn cho phù hợp với quỹ thời gian của bản thân.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat