Điều Dưỡng Đa Khoa – Nghề Làm Dâu Trăm Họ

Trong suy nghĩ chung của nhiều người, Bác sĩ, Điều dưỡng đa khoa là nghề “hái ra tiền”. Mấy ai biết rằng, có những hy sinh thầm lặng theo họ suốt trong quãng đời “đã mang lấy nghiệp vào thân”.

dieu-duong-da-khoa-nghe-lam-dau-tram-ho-2

Điều dưỡng viên – Nghề làm dâu trăm họ

Theo ước tính của tổ chức Y Tế thế giới, điều dưỡng viên đóng góp 70% vào quá trình hồi phục của người bệnh. Ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh… điều dưỡng được đánh giá rất cao và giữ nhiều vị trí quan trọng của bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghề điều dưỡng chưa thực sự được nhìn nhận một cách đúng mức. Tại Việt Nam, Điều Dưỡng được nhìn nhận với vài trò là y tá chỉ có nhiệm vụ thực hiện y lệnh của bác sỹ. Xét ở khía cạnh nào đó, họ là những người “làm dâu trăm họ”.

Người ta ví điều dưỡng là “nghề làm dâu trăm họ”, bởi đối tượng mà điều dưỡng tiếp xúc chính là người bệnh. Mà người bệnh thì không ai giống ai, từ bệnh tình đến suy nghĩ, thái độ, cách cư xử và để gần gũi, hiểu được điều người bệnh muốn, không phải là chuyện dễ. Nếu không có một tình yêu nghề, yêu người thực sự, họ đã không chọn nghề này…

Làm nghề điều dưỡng phải thực sự yêu nghề

Là một người đã có kinh nghiệm 40 năm gắn bó với nghề điều dưỡng, từ những năm còn trong chiến tranh gian khổ, đến những ngày hòa bình lập lại và cho đến hôm nay – khi đất nước đang ngày càng “thay da đổi thịt”, cô Nguyễn Thị Bích Ngọc – Điều Dưỡng Trưởng Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt chia sẻ:

“Hình ảnh y tá thời trước (bây giờ là điều dưỡng) ở chiến trường có tâm tự phát, với tình yêu thương đồng đội, có thể thức cả đêm chăm sóc bệnh nhân, cho các chiến sĩ bị thương dựa vai, hoàn cảnh hồi đó khó khăn không có giường bệnh như bây giờ, có những trường hợp cõng, bế, lau rửa… Thậm chí đến bây giờ nếu có những hình ảnh đó thì xã hội cũng chỉ cho rằng cá nhân cô y tá tốt thôi. Thời kỳ mở cửa tôi có thời gian làm việc tại môi trường bệnh viện Nhi Thụy Điển, có cơ hội tiếp xúc, học tập và nhận được sự chỉ đạo của chuyên gia Thụy Điển, có cơ hội tiếp xúc, và tôi thấy nước ngoài coi trọng sự chăm sóc toàn diện và đó cũng là nhu cầu của bệnh nhân…”

Những chia sẻ thật lòng của một người “chị cả” trong ngành điều dưỡng cũng đã thể hiện phần nào ưu tư của cô về nghề. Phải yêu nghề, tâm huyết lắm với nghề, cô Ngọc mới trăn trở như vậy.

Cô cũng kể nhiều chuyện cô đã chứng kiến trong 40 năm làm điều dưỡng của mình. Có những chuyện khó nói khi điều dưỡng khác giới chăm sóc bệnh nhân, những hiểu lầm và có cả những biểu hiện không hợp tác của người bệnh. Cô nhớ mãi câu chuyện của một điều dưỡng nam dù không được coi trọng nhưng vẫn âm thầm, nhẹ nhàng với công việc của mình. Câu nói của cậu điều dưỡng ấy chính là bài học mà cô hay lấy làm tấm gương khi đào tạo các điều dưỡng trẻ “Chị có thể không tôn trọng em thế nào cũng được, nhưng xin chị tôn trọng chiếc áo mà em đang mặc, đó là tất cả những gì tốt đẹp nhất em có được”.

dieu-duong-da-khoa-nghe-lam-dau-tram-ho-3

Nghề điều dưỡng đa khoa tuy vất vả nhưng cũng không ít niềm vui

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, toàn quốc hiện nay có 80.000 điều dưỡng chiếm hơn 50% nhân lực trong các cơ sở y tế. Còn theo điều tra của Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ y tế) mỗi một điều dưỡng tại Việt Nam phải chăm sóc từ 6 đến 23 bệnh nhân. Con số này còn tăng lên rất nhiều tại các bệnh viện công, bệnh viện trung ương với tình trạng quá tải bệnh nhân gây nhức nhối hiện nay. Cũng chính vì lý do đó, điều dưỡng phải làm việc 24/24, chăm lo toàn diện cho sức khỏe bệnh nhân, một người nhưng làm dâu “trăm họ”, khó tránh khỏi những câu chuyện thị phi. Đặc biệt, cũng có một vài “con sâu làm rầu nồi canh” dẫn đến cái nhìn sai lệch về đội ngũ điều dưỡng.

Tuy vậy, chuyện khó khăn, chuyện trăn trở “nghề nào cũng có”. Trong hoàn cảnh như vậy, vẫn có những người thực sự yêu nghề, thực sự gắn bó với nghề với cái tâm của “lương y như từ mẫu” như cô Ngọc. Họ thực sự là những tấm gương để xã hội nhìn nhận lại về nghề điều dưỡng, và cũng để lòng tin cho người dân Việt đặt đúng chỗ cho một nghề đáng được tôn vinh. Làm nghề điều dưỡng thì thú vui gần như duy nhất

dieu-duong-da-khoa-nghe-lam-dau-tram-ho

Điều dưỡng đa khoa – Nghề của nhiều nghề

Nếu tính theo đúng tiêu chuẩn 12 điều y đức của nghề y và 8 chuẩn y đức của nghề điều dưỡng thì đây là kết hợp các ngành khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật và tự nhiên. Bởi ở đó, điều dưỡng phải có chuyên môn về nghề y, là cánh tay của bác sĩ trong các thao tác về sức khỏe. Bên cạnh đó, điều dưỡng phải có trái tim nhân hậu, biết cảm thông, yêu thương, sẻ chia với người bệnh; bỏ qua tự ái cá nhân để đứng vào vị trí của người bệnh, sẵn sàng lên tiếng khi có các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân. Điều dưỡng phải có thể chất vững vàng, bền bỉ do tính chất công việc và nhu cầu thực tế của người bệnh. Điều dưỡng phải biết giao tiếp, dùng giao tiếp làm công cụ để xoa dịu những cơn đau về thể xác cũng như những lo lắng, bối rối, cô đơn về tinh thần cho bệnh nhân…

Điều này chứng tỏ, điều dưỡng giỏi là một người hoàn thiện cả về tri thức, về tâm hồn, về thể chất. Điều dưỡng phải đóng nhiều vai trò trong công việc của mình: họ vừa là người thầy thuốc, vừa là hộ lý, vừa là người giúp việc, vừa là nghệ sĩ của tâm hồn… Một nghề của nhiều nghề là như vậy.

PGS. Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hà Nội, Cố vấn chuyên môn bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt khẳng định: “Hai công việc khám, điều trị và chăm sócquan trọng nhất đối với bệnh nhân và hình thành nên một bệnh viện. Một bệnh viện có uy tín, chất lượng chuyên môn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của bác sĩ và điều dưỡng. Nếu bộ phận điều dưỡng làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo 8 chuẩn y đức của điều dưỡng, sẽ để lại ấn tượng, thiện cảm về bệnh viện với bệnh nhân…”

Xã hội này cũng giống như bà mẹ chồng khó tính. Nhưng nếu như những “cô con dâu” luôn chăm ngoan, lễ phép, yêu thương “mẹ chồng” hết mực thì không bao giờ có chuyện “mẹ chồng” lại hắt hủi “con dâu” mãi…”

Đôi lời nhắn nhủ với điều dưỡng viên trẻ: “Đến giờ này, khi gần nghỉ hưu, tôi nhận thấy ai theo nghề điều dưỡng là người… phải biết chấp nhận hy sinh và là người can đảm, bởi áp lực công việc rất cao. Đây cũng là một nghề đang có nhu cầu lớn của xã hội. Khi bạn chọn học điều dưỡng là chọn con đường gian nan, thiệt thòi, đối diện với nỗi đau của kiếp người. Phải thực sự yêu nghề, có năng lực và phải có một tấm lòng nhân hậu mới đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy nhiên, nghề điều dưỡng không phải là không có niềm vui. Chúng ta hạnh phúc biết bao khi cùng đồng nghiệp cứu sống một người qua cơn bệnh tật, cứu một mạng người quý lắm chứ!”.

tuyen-sinh-dieu-duong-vien-y-khoa-pasteur

Đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 Điều dưỡng đa khoa học ngoài giờ hành chính tại đâu?

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-hoc-y-duoc

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp Y sĩ đa khoa trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN

Nguồn: vov.vn, benhvienungbuouhungviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat