Đánh giá phương án thi THPT quốc gia 2018 dưới góc nhìn của chuyên gia

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã gửi văn bản đến các trường đại học, cao đẳng để lấy ý kiến về những phương án thi trung học phổ thông quốc gia 2018.

Bộ GD&ĐT đưa ra đã nhận được nhiều phản hồi từ phía nhà trường, các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh.

Bộ GD&ĐT đưa ra đã nhận được nhiều phản hồi từ phía nhà trường, các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh.

Trong 2 phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra đã nhận được nhiều phản hồi từ nhiều phía

Theo bản tin giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hai phương án đề xuất. Thứ nhất là giữ nguyên bài thi tổ hợp 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần như năm 2017. Thứ hai, mỗi bài thi tổ hợp sẽ có nội dung của 3 môn thành phần và được bố trí thành bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất.

Nếu theo phương án 2, các trường có thể chọn 2 hoặc 3 bài thi trong số các bài thi của kỳ thi quốc gia để xét tuyển trong đó bắt buộc phải có 1 bài thi Ngữ văn hoặc Toán, hoặc 1 bài thi Ngữ văn hoặc Toán và 1 hoặc 2 đầu điểm thi năng khiếu, điểm đánh giá năng lực do trường tổ chức hoặc điểm khác do trường lựa chọn quy định trong đề án tuyển sinh.

Theo ý kiến của một số phụ huynh và giáo viên năm 2018 Bộ GD&ĐT nên giữ ổn dịnh phương án thi như năm 2017 không nên năm nào cũng thay đổi như vậy sẽ làm học sinh mệt mỏi, lo nghĩ và hoang mang. Nếu muốn thay đổi để khắc phục những nhược điểm thì Bộ nên xem xét lại, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra phương án.

Thầy Đỗ Tấn Ngọc chỉ ra những ưu nhược điểm và hạn chế của hai phương án mà Bộ đưa ra.

Theo thầy Đỗ Tấn Ngọc phương án 1 có những đổi mới về môn, bài thi và hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm môn toán, bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội so với năm 2016, đã rất thành công trong năm 2017, đem lại nhiều lợi ích cho nhà nước, nhà trường, phụ huynh và học sinh. Trên cơ sở đó có thể tiếp tục áp dụng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Chỉ cần điều chỉnh chút ít về mặt kỹ thuật là ổn. Hơn nữa do nhà trường và giáo viên cũng như các em học sinh đã làm quen và thích nghi với các phương án đã được thực hiện như năm vừa rồi.

 Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 nên giữ nguyên như năm 2017

Tuy nhiên, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 cũng bộc lộ một số mặt hạn chế, tồn tại sau đây.

Một số thí sinh lợi dụng thời điểm giao nhau 10 phút giữa các môn thi thành phần, ra ngoài uống nước, đi vệ sinh, trao đổi, hỏi bài nhau khá dễ dàng, tạo lợi thế lớn trong xét tuyển sinh đại học. Mặt khác, công đoạn coi thi và làm bài của các giám thị và thí sinh lại gặp khá nhiều vất vả, mỏi mệt.

Hơn nữa, cách thiết kế các đề thi và phiếu trắc nghiệm trả lời ở 2 bài thi tổ hợp thêm phần phức tạp, rắc rối, thí sinh và giám thị dễ để xảy ra sai sót khi làm bài và thu bài.

Điều đáng nói hơn, cách thi như năm 2017, Các khối thi được chia nhỏ ra là A, A1, B, C làm cho nhiều em học lệch, học chạy theo điểm số để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Phá vỡ mục tiêu giáo dục là kiến thức và thực hành.

Trường nào trước đây lấy tổ hợp các môn tự nhiên thì năm 2018 chọn điểm bài thi Khoa học tự nhiên, chẳng hạn, các trường tuyển sinh y dược, được xét tuyển khối B,Toán, Hoá, Sinh nay có môn Toán và Khoa học tự nhiên, lại thêm môn Lý thì càng tốt.

Soi xét kỹ thì nhận thấy giữa phương án 2 và phương án 1 đã áp dụng năm 2017 không gây xáo trộn lớn ở thí sinh, giáo viên mà trái lại có được nhiều ưu điểm, tiện ích hơn hẳn cho công tác tổ chức thi, chấm thi, làm bài và hạn chế được tình trạng các em học lệch, hướng tới giáo dục toàn diện thực chất. Nhìn chung trong những phương án thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT có mặt tích cực nhưng cũng có những mặt tiêu cực vì vậy trọng những năm tới bộ cũng nên có một số điều chỉnh nhỏ để khắc phục những mặt tiêu cực trong thi cử.

Nguồn: giaoductuyensinh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat