Bệnh loạn nhịp tim ở trẻ em là bệnh gì và có phương pháp điều trị không?

Loạn nhịp tim ở người lớn đã rất khó phát hiện, ở một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn lại càng không dễ dàng gì, khi trẻ bị bệnh bố mẹ cần theo dõi quan tâm đến những biểu hiện bất thường của con nhiều hơn.

Bệnh loạn nhịp tim ở trẻ em là bệnh gì và có phương pháp điều trị không?

Bệnh loạn nhịp tim ở trẻ em là bệnh gì và có phương pháp điều trị không?

Bệnh loạn nhịp tim ở trẻ em là bệnh gì?

Nếu con bạn được chẩn đoán rối loạn nhịp tim, đồng nghĩa rằng trái tim của trẻ sẽ đập quá nhanh, quá chậm, hoặc thậm chí là nhát đập nhát bỏ. Đó có thể là kết quả của tổn thương thực thể tại tim như khuyết tật tim bẩm sinh. Cũng có thể chỉ là tình trạng đáp ứng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể khi mắc các bệnh như sốt, nhiễm trùng… hay do tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc.

Hầu hết các rối loạn nhịp tim đều vô hại nhưng một số lại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ. Nếu trái tim của trẻ đập quá nhanh hoặc quá chậm đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, làm cho máu không được cung cấp đầy đủ cho các bộ phận của cơ thể hoạt động bao gồm thận, gan, tim và não.

Trái tim vốn dĩ có thể hoạt động nhịp nhàng là do có một hệ thống các xung điện chạy dọc toàn bộ bên trong các buồng tim. Khi hệ thống này làm việc hiệu quả trái tim của trẻ đập đều đặn và trơn tru. Khi có một nguyên nhân làm hệ thống này bị “ngắt mạch”, nhịp tim ngay lập tức sẽ đập không đều gây ra tình trạng rối loạn nhịp.

Có thể kể đến những triệu chứng hay gặp ở bệnh loạn nhịp tim ở trẻ là gì? 

Việc nhận ra sự bất thường trong nhịp đập trái tim phụ thuộc vào độ tuổi và sự trưởng thành của con bạn.

  • Đối với trẻ sơ sinh và mới biết đi bạn có thể nhận ra những thay đổi như trẻ hay khuấy khóc, xanh xao, không chịu ăn…
  • Một số trẻ lớn hơn có thể mô tả lại các dấu hiệu mà chúng gặp phải như: người mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu, da xanh tái, tức ngực, cảm thấy tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều, ra nhiều mồ hôi, khó thở…

Hiện nay đã có rất nhiều những phương pháp hỗ trợ và điều trị bệnh loạn nhịp tim ở trẻ

Hiện nay đã có rất nhiều những phương pháp hỗ trợ và điều trị bệnh loạn nhịp tim ở trẻ

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị loạn nhịp tim ở trẻ em?

Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn và nguyên nhân mà trẻ có thể được chỉ định một trong các phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc: Nhiều rối loạn nhịp tim đáp ứng tốt với thuốc và có thể không cần áp dụng thêm các biện pháp khác. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ vì nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
  • Đốt điện sinh lý: Phương pháp này sử dụng năng lượng của sóng vô tuyến đốt các ổ phát sai nhịp trong buồng tim.
  • Sốc điện tim: Thường áp dụng trong trường hợp cấp cứu, tác động đến các xung điện trong tim và khôi phục lại nhịp điệu bình thường của tim.
  • Các thiết bị cấy ghép:
  • Lắp máy tạo nhịp tim: đây là một thiết bị nhỏ, được đặt ngay dưới da sử dụng xung điện để điều khiển nhịp tim bất thường.
  • Cấy ghép máy khử rung tim(ICD): Thiết bị này cũng được đặt dưới da, sử dụng trong trường hợp có rối loạn nhịp tim nặng đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • Phẫu thuật Maze: Được sử dụng để chỉnh sửa bất thường trong tâm nhĩ, các bác sỹ có thể rạch các đường rạch ở tâm nhĩ trái và phải, để ngăn chặn các xung động điện gây ra rung nhĩ.

Phụ huynh cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ mắc bệnh loạn nhịp tim?

Trẻ em khó có thể tự lập như người lớn vì vậy chúng cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cũng như người thân trong gia đình. Chính vì vậy cha mẹ của trẻ nên:

  • Tìm hiểu tình trạng bệnh của con bằng cách hỏi bác sỹ hoặc đọc thêm sách báo… từ đó giúp bạn an tâm và có kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.
  • Nếu chẳng may con bạn đột ngột ngất xỉu, hãy la lớn để yêu cầu giúp đỡ và bấm số gọi ngay cấp cứu 115. Bạn cũng có thể hỏi trước ý kiến của bác sỹ để đề phòng trường hợp này có thể xảy ra.
  • Đưa trẻ tái khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 3 – 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của con.
  • Nên biết cách tự đo nhịp tim của con bạn bằng cách bắt mạch hoặc sử dụng ống nghe
  • Tìm hiểu kỹ về các loại thuốc mà con bạn đang sử dụng. Cũng như tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sỹ như thời gian, liều dùng. Tuyệt đối không được tự ý bỏ liều hoặc thay thể thuốc khác.
  • Xây dựng cho trẻ một chế độ ănđầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn nên hạn chế các đồ ăn nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh… và chế độ tập luyện đều đặn hàng ngày.

Khi con bạn đã lớn hơn, hãy giáo dục để trẻ biết cách phòng và bảo vệ chăm sóc bản thân để giúp con có một trái tim khỏe mạnh.

Nguồn: Giáo dục tuyển sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat