Ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi giữa Bác sĩ và bệnh nhân?

Mỗi khi có vị Bác sĩ nào mắc sai lầm trong ngành Y là mọi ánh mắt, mọi sự chỉ trích sẽ đổ dồn lên người Bác sĩ nhưng có ai chịu lắng nghe, suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra kết luận chính xác. Ai đúng, ai sai vẫn chưa có một cơ quan pháp luật chính thống nào bảo vệ quyền lợi cho đôi bên.

Ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi giữa bác sĩ và bệnh nhân
Ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi giữa bác sĩ và bệnh nhân

Ngành y tế thực sự hiếm luật sư hoặc là chưa có!

Chắc chắn một điều rằng, sai lầm trong ngành Y là điều không một ai mong muốn. Đến 100% những tai nạn ngành Y là sự cố ngoài ý muốn của chính những người bác sĩ bởi không ai muốn chúng xảy ra. Nhưng khi xảy ra sai lầm, biến cố trong ngành Y thì ai sẽ là người bảo vệ cho quyền lợi đôi bên. Ai sẽ là người bảo vệ danh dự, phẩm giá cho cán bộ Y tế, ai sẽ là người đứng ra hòa giải giữa bệnh nhân và bác sĩ, ai sẽ là người cân nhắc đúng sai giữa đôi bên khi chưa có bộ luật nào bảo vệ quyền lợi của nhân viên Y tế và cũng rất hiếm luật sư chuyên về lĩnh vực Y tế để bảo vệ quyền lợi đôi bên, hoặc là chưa có luật sư trong ngành này.

Khi một bác sĩ để xảy ra một sai sót bất kỳ trong ngành Y, họ vừa phải đối mặt với sự quá khích của người nhà bệnh nhân, vừa phải giải trình với cấp trên, rồi lại phải đối mặt với giới truyền thông, khi mà người nhà chưa thông mà người ngoài đã tỏ. Khi ấy, các vị bác sĩ không còn biết bấu víu vào ai, sức ép dư luận đổ dồn lên tâm lý người bác sĩ, những cố gắng, nỗ lực chữa bệnh cho biết bao bệnh nhân nghèo khó qua cơn nguy hiểm từ trước đến nay hoàn toàn bị sụp đổ chỉ trong một giây phút sai lầm.

Thừa nhận là có những con sâu bỏ giàu nồi canh. Nhưng nếu thử thống kê những người bác sĩ biến chất mà trên báo đài đã từng nói thì bằng ấy chưa tới 2% số lượng y sĩ, bác sĩ đang hoạt động trong ngành Y.

Cần có một cơ quan để bảo vệ đôi bên khi có một tranh chấp xảy ra

Chính thói quen “dĩ hòa vi quý”, lấy sự hòa giải làm nền tảng đã tạo ra thói quen xấu của người Việt Nam. Dù đúng, dù sai, chỉ cần thấy bản thân có chút thiệt thòi là ngay lập tức bệnh nhân sẽ kiện cáo, đòi quyền lợi, đòi bồi thường. Khi người thân của họ xảy ra biến cố, liệu có mấy ai đủ kiên nhẫn để ngồi nghe bác sĩ giải thích nguyên do tại sao hay ngay lập tức kiện cáo, đòi quyền lợi?

Ngành Y là bỏ qua các tai tiếng để tiếp tục làm việc
Thói quen dĩ hòa vi quý đã tạo nên tật xấu của người Việt Nam

Những người đủ kiên nhẫn chắc chắn sẽ thông cảm và hiểu cho bác sĩ, nhưng cũng có những người sau khi nhận được bồi thường từ phía bác sĩ và bệnh viện lại muốn kiện cáo để đòi thêm những khoản bồi thường lớn hơn. Nếu so với việc mất đi người thương yêu và việc kiện cáo đòi bồi thường lớn hơn so với những gì mình đã nhận được thì quả là một sự so sánh không đáng có.

Cách sử trí sai lầm của người Việt Nam đang đi ngược lại với pháp luật, chính cách sử trí bằng tình cảm ấy đã đẩy biết bao nhiêu bác sĩ xuống đáy sâu của vực thẩm mặc cho họ không hề sai lầm. Họ đã làm đúng chuyên môn của mình, đúng nghĩa vụ và trách nhiệm, có chăng sai lầm của họ là không biết cách cư sử đúng đắn, hay đơn giản là do sự thiếu hiểu biết của chính người nhà bệnh nhân. Phải hiểu một điều rằng, bác sĩ cũng là con người chứ không phải các vị thánh để “đảo ngược quá trình sinh tử” nhất là với những căn bệnh nguy hiểm.

Mặt khác, nếu không có một cơ quan pháp luật để bảo vệ quyền lợi giữa bệnh nhân và bác sĩ, chắc chắn sẽ có nhiều bệnh nhân chịu thiệt thòi khi người nhà của họ thiếu hiểu biết pháp luật và chịu sự “dắt mũi” của những vị bác sĩ thiếu nhân cách. Tuy những trường hợp này rất ít.

Nếu như lãnh đạo hay bác sĩ của bệnh viện mắc sai lầm, Sở Y tế của tỉnh đó không thể là là cơ sở khách quan để bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng vào sự công bằng để tránh những tai tiếng không hay. Vì vậy, cần có một cơ quan pháp luật chính thống bảo vệ quyền lợi đôi bên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat